✴️Triệu chứng barrett thực quản như thế nào?

Nội dung

Barrett thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa hay gặp ở những người bị trào ngược dạ dày – thực quản kéo dài. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh giúp chúng ta chủ động trong việc thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy, triệu chứng barrett thực quản như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Barrett thực quản là là gì?

Barrett thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Đây là tình trạng màu sắc và thành phần của tế bào lót thay đổi ở vùng thấp thực quản, chủ yếu là do tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần với acid dạ dày trào ngược lên.

Barrett thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.

 

Nguyên nhân gây barrett thực quản 

Nguyên nhân gây barrett thực quản chưa rõ ràng. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những người hay mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản nhưng không điều trị sớm và triệt để khiến bệnh kéo dài trở thành mạn tính.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm: Giới tính (nam bị nhiều hơn nữ), tuổi tác (tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn), hút thuốc lá, từng có tiền sử mắc chứng ợ nóng, ợ hơi và trào ngược dạ dày thực quản mạn tính, béo phì…

 

Triệu chứng barrett thực quản như thế nào?

Các triệu chứng của barrett thực quản thường liên quan đến trào ngược acid dạ dày. Các triệu chứng điển hình của bệnh gồm:

  • Ợ nóng.
  • Khó nuốt.
  • Đau ngực.
  • Nôn ra máu.
  • Đi ngoài phân đen, nát…
  • Một số bệnh nhân không có triệu chứng gì.

 

Điều trị barrett thực quản như thế nào?

Ngăn ngừa tốt chứng trào ngược acid dạ dày -thực quản là một trong những cách điều trị barrett thực quản hiệu quả nhất vì giúp bảo vệ lớp tế bào lót thực quản và có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.

Các loại thuốc thường được chỉ định dùng trong điều trị barrett thực quản gồm:

– Thuốc giảm nồng độ acid bằng nhóm  H2 – antagonists: Ranitidine, Cimetidine.

– Nhóm thuốc ức chế bơm proton như: Omeprazole, lansoprazole.

– Thuốc cải thiện tình trạng tiêu hóa như: Metoclopramide.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần tái khám theo hẹn để theo dõi sự tiến triển của bệnh; kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân béo phì; chia nhỏ bữa ăn để hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ hơi; hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, cà phê, thuốc lá, rượu bia…; tập luyện thể dục thể thao điều độ; bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top