✴️ Triệu chứng rối loạn chức năng gan thường gặp

1. Triệu chứng rối loạn chức năng gan

Gan được ví như “cỗ máy khổng lồ” thực hiện khoảng 500 chức năng. Đây là cơ quan quan trọng của cơ thể, là nơi đầu tiên tiếp nhận các chất dinh dưỡng và bao gồm cả chất độc hại khi bạn dung nạp vào cơ thể hàng ngày. Đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá hay những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan.

Sau đây là một số triệu chứng gây rối loạn chức năng gan như: 

Các triệu chứng rối loạn chức năng gan

Rối loạn chức năng gan có triệu chứng gì?

1.1. Vàng da, vàng mắt – triệu chứng rối loạn chức năng gan

Đối với những người bị rối loạn chức năng gan, dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là sự thay đổi sắc tố của da. Da sẽ trở nên vàng hơn, không đều màu, mắt và lòng bàn tay, bàn chân cũng trở nên vàng hơn, xuất hiện những quầng thâm ở mắt dù không thức khuya.

1.2. Rối loạn chuyển hóa chất béo

Rối loạn chức năng gan thường kèm theo sự rối loạn chuyển hóa chất béo khiến nồng độ cholesterol xấu (LDL cholesterol) tăng lên và giảm cholesterol tốt ( HDL cholesterol), nồng độ mỡ trong máu cũng tăng lên đáng kể. Điều này sẽ phản ánh rõ khi bạn thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm đánh giá chức năng gan.

Rối loạn chuyển hóa chất béo sẽ gây ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát, không có khả năng giảm cân, trao đổi chất chậm lại, chất béo tích tụ ở các khu vực bất thường trên cơ thể. Các triệu chứng này có thể diễn biến lên mức cao hơn là xơ vữa động mạch, ngồi máu cơ tim và đột quỵ.

1.3. Rối loạn hệ tiêu hóa 

Gan đóng vai trò tiết ra các dịch mật để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt quan trọng với chất béo và Vitamin tan trong dầu. Khi các tế bào gan không thể đảm bảo các vai trò hoạt động, các chức năng bị suy giảm sẽ làm giảm tiết dịch mật, lượng thức ăn ko được hấp thu hết, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và chán ăn.

1.4. Một số triệu chứng rối loạn chức năng gan khác

Ngoài những triệu chứng như trên, còn có các triệu chứng khác như: Phát ban, ngứa, xuất hiện đốm nâu trên da, lòng bàn chân ngứa và viêm, da mặt xuất hiện những vệt đỏ, mắt sưng đỏ,…

Các biểu hiện rối loạn chức năng gan thường diễn ra âm thầm, ít biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn sớm do đó người bệnh thường chủ quan. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là kiểm tra chức năng gan là việc làm rất quan trọng, giúp bạn phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Biến chứng của rối loạn chức năng gan

Mẩn ngứa, phát ban là triệu chứng của rối loạn chức năng gan

2. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng gan. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:

  • Lối sống, sinh hoạt không khoa học: ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, thường xuyên sử dụng rượu bia, các đồ ăn chế biến sẵn, bỏ bữa sáng, thức khuya, lạm dụng thuốc,…

  • Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng cũng là một yếu tố khiến gan bị tổn thương, nhất là với những người không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất trong ngày. 

  • Những người thường xuyên làm việc quá sức, thiếu ngủ hay thức khuya cũng dễ mắc bệnh về gan.

  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, suy thận.

  • Tuổi tác càng cao, các chức năng gan sẽ càng dễ dàng bị suy yếu. 

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan

Rất nhiều yếu tố gây nên triệu chứng của rối loạn chức năng gan

3. Biến chứng do rối loạn chức năng gan gây ra

Các triệu chứng của rối loạn chức năng gan mới chỉ là khởi đầu, khi kéo dài thời gian có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Suy giảm sức đề kháng

  • Tích tụ chất độc trong máu

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn

  • Rối loạn tiêu hóa

  • Sốc, tử vong

  • Nếu kéo dài dễ dẫn tới xơ gan, ung thư gan

Người bị rối loạn chức năng gan về lâu dài còn có thể bị gan nhiễm mỡ. Nếu không được khám và điều trị sớm sẽ là nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan. 

4. Phương pháp chẩn đoán rối loạn chức năng gan

Để có thể chẩn đoán một cách tốt nhất rối loạn chức năng gan, người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa gan mật và thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ. 

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm định lượng một số enzym, chất chuyển hóa hoặc tổng hợp tại gan giúp đánh giá chức năng và chuyển hóa của cơ quan này. Các xét nghiệm sinh hóa được thực hiện bao gồm: định lượng các transaminase, γGT (gamma-glutamyl transpeptidase), phosphatase kiềm và bilirubin.

Ngoài các xét nghiệm chính trên cơ thể, còn có thể bổ sung thêm các xét nghiệm khác để hỗ trợ đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn như: lượng Cholesterol máu, albumin, tỷ lệ prothrombin (TP), nucleotidase hay amoniac máu,…

Phương pháp chẩn đoán chức năng gan

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán rối loạn chức năng gan

5. Cách điều trị rối loạn chức năng gan

Tìm đúng nguyên nhân, điều trị trúng đích là biện pháp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn hãy đến nhưng cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa gan mật như bệnh viện Thu Cúc để được thăm khám, làm xét nghiệm, chẩn đoán đúng bệnh, tìm đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Trong quá trình khám và điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khác hay thay đổi liều lượng thuốc khi chưa được sự cho phép. 

Người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ ăn uống hợp lý. Tăng cường vận động thể dục thể thao, tập luyện thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không chỉ vậy, người bệnh cần tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, hạn chế thức khuya, ngủ không đủ giấc. Nên bổ sung thêm rau xanh và các loại trái cây để cung cấp đủ hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan

Bệnh nhân rối loạn chức năng gan nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày

6. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan

Đối với bệnh nhân điều trị rối loạn chức năng gan, cần phải có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, đảm bảo các yêu cầu như sau: 

  • Cung cấp đủ năng lượng

  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

  • Hàm lượng Protein hợp lý, khoảng 0,8 – 2g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. 

  • Hạn chế sử dụng các chất béo, đồ ăn nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh

  • Không nên ăn mặn

  • Không được hút thuốc, hạn chế tối đa các chất kích thích.

Những triệu chứng thường gặp khi rối loạn, phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả trên hi vọng giúp ích cho bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top