✴️ Viêm dạ dày âm tính là gì? Triệu chứng, điều trị

1. Viêm dạ dày âm tính là gì?

Viêm dạ dày âm tính là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày không có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là một loại xoắn khuẩn có khả năng sinh tồn và phát triển  trong dạ dày của người. Loại xoắn khuẩn này là nguyên nhân chính làm tăng axit dịch vị trong dạ dày. Kích thích hoạt động co bóp quá mức của dạ dày. Đồng thời cũng chính nó là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề tiêu hóa như viêm dạ dày, ung thư dạ dày,…

 

2. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày âm tính

Theo nhiều chuyên gia tổng hợp lại, bệnh viêm dạ dày âm tính có thể là do từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản và chủ yếu gây nên bệnh viêm dạ dày âm tính:

– Ăn uống, sinh hoạt thiếu tính khoa học. 

– Bệnh nhân thường xuyên sử dụng những đồ cay nóng, những đồ có chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… 

– Bệnh nhân có quá lạm dụng vào thuốc làm hại niêm mạc dạ dày.

– Bệnh nhân hay bị stress, căng thẳng kéo dài, bị áp lực nhiều trong cuộc sống.

– Bị nhiễm trùng bởi các loại virus, nấm

– Tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất có khả năng gây dị ứng

– Trào ngược dạ dày thường xuyên khiến lượng dịch mật có trong tá tràng chảy ngược vào dạ dày

 

3. Viêm dạ dày âm tính có nguy hiểm không?

Bệnh viêm dạ dày âm tính có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là mối lo ngại của rất nhiều người bị bệnh. So với các trường hợp dương tính thì trường hợp âm tính có mức độ nhẹ hơn và có thể có các biện pháp điều trị. Thế nhưng, khi bị viêm dạ dày âm tính lại tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn nhiều so với dương tính. Khi bệnh viêm dạ dày âm tính kéo dài cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi… Bệnh cũng sẽ khiến cơ thể người bệnh yếu dần đi làm suy nhược, sụt cân, không thể tập trung. Ngoài ra, viêm dạ dày âm tính còn biến chứng ra những nguy hiểm như: 

– Viêm loét dạ dày tá tràng

– Xuất huyết dạ dày

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày

– Hẹp môn vị

– Ung thư dạ dày

Viêm dạ dày âm tính có thể gây xuất huyết dạ dày nếu không điều trị kịp thời

 

4. Những triệu chứng của viêm dạ dày âm tính

Trên thực tế những triệu chứng của viêm dạ dày âm tính cũng không có mấy khác biệt với tình trạng đau dạ dày, viêm loét. Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu của viêm dạ dày âm tính. 

– Đau quặn vùng thượng vị. Các bạn sẽ bị những cơn đau làm ảnh hưởng khi bạn vừa ăn no hoặc khi các bạn đang đói bụng. 

– Các bạn sẽ hay bị ợ nóng, ợ chua. Thường hay có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, không muốn ăn. 

– Hay có cảm giác buồn nôn, khó chịu nôn nao trong người

– Hay bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh hay cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, bị sụt cân trong một thời gian ngắn. 

 

5. Cách điều trị bệnh viêm dạ dày âm tính

Bệnh viêm dạ dày âm tính có thể được điều trị bằng những phương pháp dưới đây: 

– Sử dụng thuốc kháng axit kết hợp cùng với thuốc chẹn H-2 hoặc cũng có thể sử dụng thuốc ức chế proton để làm giảm lượng lớn axit có trong dạ dày. 

– Nếu những ai bị viêm dạ dày âm tính do các bệnh thiếu máu ác tính gây ra, thì bệnh nhân sẽ được bổ sung một lượng vitamin B12 để điều trị và xoa dịu các triệu chứng.

– Sử dụng một số loại thuốc tây để trị bệnh viêm dạ dày âm tính, như các loại thuốc bao phủ niêm mạc, thuốc kháng axit, thuốc kháng histamin H2,…

– Sử dụng một số thảo dược để trị bệnh viêm dạ dày như nghệ vàng, gừng tươi, cam thảo

– Thay đổi thói quen chế độ ăn và sinh hoạt sao cho khoa học

– Ngoài ra các bạn còn có thể sử dụng thuốc Đông Y để trị bệnh. 

 

6. Làm thế nào để phát hiện được bệnh viêm dạ dày âm tính?

Không phải bệnh nào mà chúng ta cũng có thể tự nhiên mà biết. Viêm dạ dày âm tính cũng vậy. Người bệnh cần phải làm những bước như sau mới có thể phát hiện được bệnh:

– Đi khám sức khỏe tổng quan tại các bệnh viện uy tín. 

– Đi nội soi dạ dày và tá tràng

– Cuối cùng thì là đi xét nghiệm máu. Vì khi mắc bệnh viêm dạ dày âm tính, dạ dày có khả năng rỉ máu dẫn đến thiếu máu kín đáo.

 

7. Cách phòng ngừa bị bệnh viêm dạ dày âm tính như thế nào?

Nếu các bạn muốn phòng ngừa được bệnh viêm dạ dày âm tính thì các bạn cần phải sớm thực hiện những phương pháp sau: 

 

7.1 Chế độ sinh hoạt khoa học cho bệnh viêm dạ dày âm tính là gì?

– Duy trì ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, một ngày ngủ đủ 8 tiếng.

– Chú ý ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và không nên làm việc nặng sau khi ăn. 

– Ưu tiên sử dụng những món ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa, ít gia vị để giảm áp lực cho dạ dày.

– Nên rèn thói quen ăn uống đúng giờ, nên ăn đủ bữa. 

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra làm nhiều bữa để tránh việc dạ dày phải làm việc quá sức. 

– Tích cực bổ sung nhiều nước cho cơ thể để nó giúp trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày, làm lành các vết loét viêm niêm mạc.

– Lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng.

– Tập thể dục khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày hoặc vận động nhẹ nhàng mỗi sáng. Cần duy trì hoạt động các hoạt động thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt. 

 

7.2 Những điều không nên làm khi mắc viêm dạ dày âm tính là gì?

– Tự ý sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý hay ý kiến của bác sĩ. 

– Ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, đồ ăn đã lên men, thức ăn chế biến sẵn, 

– Cơ thể có bị stress, căng thẳng mệt mỏi lâu dài gây tác hại đến hệ tiêu hóa.

– Thói quen uống rượu, bia, thuốc lá, cafe, trà đặc là những thói quen gây hại cho cơ thể. 

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm dạ dày âm tính là gì mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ cho các bạn. Nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ có ích cho các bạn đọc. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu