Xơ gan xuất hiện khi tế bào gan bị phá hủy gây tổn thương nghiêm trọng, làm các nhu mô gan bị phá hủy để lại những mô sẹo. Xơ gan thường diễn biến âm thầm và tiến triển từ từ, ngầm phá hủy tế bào gan. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có những biểu hiện rõ ràng và cụ thể. Thế nhưng khi người bệnh đã xuất hiện một vài biểu hiện đặc trưng của bệnh lý thì bệnh đã trở nặng. Lúc này người bệnh cần được thăm khám và điều trị ngay tức thì tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Cấp độ 4 chính là giai đoạn cuối của xơ gan. Lúc này, bệnh đã tiến triển rất nặng và chức năng gan đã gần như mất hoàn toàn và khó có thể phục hồi lại như lúc ban đầu. Đặc biệt bệnh sẽ rất nặng nếu bệnh nhân bị vàng da, bụng phình to do có chứa dịch cổ trướng. Vì thế cần có những biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Bệnh lý này là giai đoạn tiến triển nặng hơn từ các giai đoạn xơ gan trước đó. Khi các giai đoạn bệnh trước không được điều trị hiệu quả và kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan độ 4 với tình trạng vô cùng nghiêm trọng.
– Nguyên nhân chủ yếu gây xơ gan là do các loại virus viêm gan gây ra như virus viêm gan A, viêm gan B,… Chúng âm thầm phá hủy làm tổn thương tế bào gan, đây là điều kiện thuận lợi hình thành các mô sẹo.
– Bệnh nhân vị viêm ruột, viêm ống dẫn mật dẫn đến tình trạng mật bị ứ đọng trong gan, lâu ngày sẽ gây xơ gan.
Một số nguyên nhân gây bệnh khác bao gồm:
– Do các loại ký sinh trùng: lỵ amip, sán lá gan,…
– Do bẩm sinh: teo ống dẫn mật, không có ống dẫn cũng làm mật bị ứ đọng gây xơ gan.
– Do thói quen sinh hoạt hằng ngày: sử dụng nhiều rượu, bia, môi trường làm việc phải tiếp xúc nhiều với chất độc hại, thói quen ăn uống không hợp lý, ít vận động,…
– Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, điều này làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi không thể hoạt động bình thường vì không đủ năng lượng.
– Sụt cân đột ngột, cơ thể xanh xao, thiếu máu.
– Hệ miễn dịch suy giảm.
– Bệnh nhân bị vàng da, vàng mắt,…
– Xuất hiện dịch cổ trướng, bụng phình to và các mạch máu nổi rõ trên da bụng.
– Lòng bàn tay son, móng tay trắng.
– Cơ thể bị phù nề.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh như:
– Xuất huyết tiêu hóa do áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao: tại gan bị chèn ép các mạch máu, gây tăng huyết áp, điều này làm tĩnh mạch trở nên dễ vỡ, đôi khi sẽ xuất hiện tượng xuất huyết nội tạng.
– Bệnh não gan.
– Cổ trướng.
– Viêm phúc mạc tiên phát.
– Hội chứng gan phổi.
– Ung thư gan đây là biến chứng nguy hiểm nhất, lúc này tế bào gan đã bị xâm lấn và tàn phá nặng nề. Các chức năng gan lúc này hoàn toàn không có khả năng phục hồi, mọi biện pháp điều trị chỉ để kéo dài sự sống cho người bệnh chứ không có tác dụng điều trị khỏi hoàn toàn.
Ngoài việc nhận biết bệnh xơ gan giai đoạn 4 từ những biểu hiện trên, bệnh nhân sẽ được làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn như:
– Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số liên quan.
– Siêu âm gan, chụp X-quang, chụp CT hoặc cộng hưởng từ.
– Sinh thiết gan.
Khi tình trạng xơ gan của bệnh nhân đã tiến triển lên cấp độ 4 thì rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu giúp giảm thiểu các biến chứng, làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Một số phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị như:
– Sử dụng một số loại thuốc ức chế sự phát triển của yếu tố làm xơ hóa tế bào gan, thuốc kiểm soát các triệu chứng, thuốc bổ gan, thuốc điều trị gan,…
– Điều trị loại bỏ nguyên nhân, tác nhân gây bệnh.
– Điều trị dịch cổ trướng: người bệnh cần chọc hút dịch ra ngoài để tránh trường hợp bụng phình quá to, tích tụ quá nhiều tại khoang bụng.
– Điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch: ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong do tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su,…
– Điều trị nhiễm trùng: bệnh nhân có thể được sử dụng một số loại thuốc kháng sinh.
– Cần có chế độ sinh hoạt hợp lý kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
– Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng sử dụng thuốc hay tự ý thay thế thuốc.
Người bệnh có thể được tiến hành cấy ghép gan, nhưng chi phí rất đắt và phải lựa chọn lá gan khỏe mạnh thì phương pháp này mới đạt hiệu quả cao.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan giai đoạn 4 cần chú ý một số điểm sau:
– Tránh táo bón: Táo bón thường xảy ra ở bệnh nhân xơ gan, đặc biệt khi ở vào giai đoạn 4 thì triệu chứng này càng nặng nề hơn, dễ gây hội chứng não gan. Nguyên nhân là do tình trạng thừa đạm, đạm không được hấp thụ hết và thối ở đại tràng. Từ đó, vi khuẩn đường ruột sản sinh nhiều NH3 hơn, đi vào máu truyền lên não và gây ngộ độc. Bệnh nhân cần có chế độ ăn giảm Protein qua đường tiêu hóa. Thay vào đó là các acid amin mạch nhánh, sử dụng men tiêu hóa và ăn nhiều chất xơ. Những người truyền bổ sung đạm qua đường tĩnh mạch sẽ không lo bị hội chứng não gan.
– Giảm ăn muối, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi… để giúp nhuận tràng và tăng kali tốt cho sức khỏe người bệnh.
– Chú ý uống đủ nước khoảng 2 lít/ngày. Người bệnh nên uống các loại nước có tác dụng lợi mật, tốt cho gan như: trà actiso, trà xanh, nước lá cây nhọ nồi, nhân trần,…
Một chế độ ăn uống phù hợp, có lợi sẽ vừa giúp hỗ trợ điều trị vừa giúp người bệnh hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, dinh dưỡng đúng cách cũng có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa biến chứng trong bệnh xơ gan mất bù.
Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị xơ gan độ 4. Kiểm soát xơ gan từ giai đoạn đầu là giải pháp ngăn chặn bệnh lý nguy hiểm này. Để phát hiện sớm các bệnh lý về gan nói chung, kiểm tra gan mật định kỳ ngay cả khi không có triệu chứng bất thường là điều vô cùng cần thiết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh