Xơ gan mất bù hay gọi cách khác là xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của xơ gan. Lúc này, các tế bào gan, mô gan đã bị xơ hóa, không hoạt động bình thường, dẫn đến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Những tế bào gan chưa bị xơ hóa không thể hoạt động bù cho phần tế bào đã xơ hóa thì gọi là xơ gan mất bù.
Tình trạng gan ở giai đoạn xơ hóa này bị tổn thương nghiêm trọng, không có khả phục hồi, tái sinh tế bào mới. Vì vậy, việc điều trị cũng chỉ đóng vai trò giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào gan chưa xơ hóa có thể hoạt động bù vào tế bào đã xơ hóa (gọi là xơ gan còn bù) nên gan vẫn hoạt động bình thường, các triệu chứng chưa rõ ràng. Nhưng do không được phát hiện, điều trị kịp thời, tế bào tiếp tục bị tổn thương, xơ hóa nhanh, lúc này các triệu chứng của xơ gan mất bù sẽ biểu hiện rõ, điển hình như sau:
Xuất huyết nội tạng là triệu chứng phổ biến của xơ gan mất bù, theo thống kê có đến 50% người bệnh gặp phải triệu chứng này khi được chẩn đoán xơ gan mất bù. Nguyên nhân là các tĩnh mạch ở cửa gan giãn ra, phồng lên, bị vỡ, gây xuất huyết.
Triệu chứng khác cũng thường gặp ở xơ gan mất bù là chướng bụng – cổ trướng, tỉ lệ gặp phải triệu chứng này chiếm đến 85%. Đây là tình trạng bụng của người bệnh ngày càng phình to ra, da bụng căng, dễ nhận thấy các mạch máu dưới da bụng nổi lên, khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn.
Triệu chứng khác cũng thường được nhắc đến là phù nề trong xơ gan mất bù. Nguyên nhân do tế bào gan xơ hóa, chức năng gan suy giảm, không thanh lọc, đào thải độc tố ra ngoài. Vì thế, nước và dịch sẽ tích tụ lại khiến cho người bệnh bị phù 2 chi dưới, thậm chí nặng hơn là phù toàn thân.
Triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường nhất là vàng da, vàng mắt. Ở giai đoạn xơ gan mất bù da toàn thân, mắt, có thể cả móng tay, chân sẽ chuyển sang màu vàng nghệ. Nguyên nhân là do chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, lượng bilirubin sẽ tích tụ ở da, niêm mạc mắt dẫn đến tình trạng vàng da, vàng mắt.
Khi tình trạng xơ gan mất bù càng nặng, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng não gan, hay còn gọi là bệnh não do gan. Nguyên nhân là do gan mất chức thanh lọc và thải độc, khiến nhiều độc tố ứ đọng trong máu, nhất là ammoniac, dẫn tới tình trạng nồng độ ammoniac trong máu và não tăng cao gây ra chứng não gan.
Khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh có những thay đổi về hành vi, mất dần ý thức, suy nhược cơ thể, mắt mờ, mệt mỏi… Nếu không được can thiệp kịp thời thì triệu chứng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân chính gây bệnh xơ gan mất bù chính là xơ gan không được phát hiên, điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng ngày càng nặng, chuyển sang giai đoạn cuối là xơ gan mất bù. Những nguyên nhân điển hình như:
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
Do bệnh sắt tích tụ trong cơ thể, thừa sắt, hoặc hàm lượng sắt cao (hemochromatosis); Xơ nang; Bệnh tích tụ đồng trong gan (Wilson); Bệnh liên quan đến mật như: tắc mật, viêm đường mật chính, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát…; Bệnh rối loạn chuyển đường hóa di truyền (galatose hoặc glycogen); Bệnh rối loạn tiêu hóa di truyền (alagille); Do các loại thuốc như: methotrexate (Rheumatrex), amiodarone (cordarone) và methyldopa (Aldemet)
Xơ gan mất bù là giai đoạn chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi, tái tạo tế bào mới. Vì vậy gây ra nhiều biến chứng, điển hình như:
Xơ gan cổ trướng khiến gan không thể tổng hợp protein và máu, gây tình trạng ứ đọng dịch, tăng áp lực và giảm tính thẩm thấu của mao mạch. Ngoài ra, lượng albumin trong máu giảm dần, khiến nước và các thành phần khác tràn vào khoang bụng và gây phù nề. Lúc này bụng càng ngày càng phình to, chứa nhiều dịch nên da căng lên, các mạch máu nổi rõ. Dịch cổ trướng ở khoang bụng càng lớn, áp lực vào bụng càng nhiều gây cho bệnh nhân đau đớn, khó chịu.
Như đã nói ở trên, 50% người bệnh được chẩn đoán xơ gan cổ trướng sẽ gặp biến chứng xuất huyết tiêu hóa do giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch ở phình vị dạ dày.
Khi các triệu chứng của xơ gan mất bù xuất hiện thì tình trạng bệnh lý đã rất nghiêm trọng. Lúc này gan mất chức năng thanh lọc và thải độc, tế bào gan bị xơ hóa hoàn toàn, đồng nghĩa với việc bệnh sẽ biến chứng thành ung thư gan.
Một biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nữa là bệnh não gan hay còn gọi là bệnh não do xơ gan mất bù gây ra. Nồng độ ammoniac trong máu tăng cao do không được thanh lọc và thải ra ngoài gây ra biến chứng cho não, khiến người bệnh mất dần ý thức, hành vi, suy nhược cơ thể… Nếu không được can thiệp xử lý kịp thời, đúng cách có thể gây tử vong.
Hiện nay chưa có phương pháp nào để chữa khỏi bệnh xơ gan mất bù. Mọi biện pháp, phác đồ điều trị chỉ làm giảm đau và giảm tốc độ xơ hóa của gan để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Nếu xơ gan được phát hiện sớm tức là ở giai đoạn xơ gan còn bù (các tế bào gan chưa bị xơ hóa còn bù được vào lượng tế bào xơ hóa) thì người bệnh được tiên đoán sẽ kéo dài tuổi thọ của mình từ 10-20 năm.
Nếu xơ gan đã tiến triển thành giai đoạn xơ gan mất bù (xơ gan cổ trướng) thì tuổi thọ của người bệnh chỉ có thể kéo dài từ 1-3 năm, tuy nhiên có 50% những người mắc bệnh lý này chỉ sống thêm được từ 4-7 tháng.
Đặc biệt xơ gan mất bù biến chứng thành ung thư gan và di căn thì tuổi thọ của người bệnh sẽ suy giảm và kéo dài không quá 1 năm.
Trên thực tế, mắc xơ gan mất bù có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh, hệ miễn dịch, mức độ nghiêm trọng của bệnh, biến chứng ra sao và khả năng đáp ứng với quá trình điều trị như thế nào. Ngoài ra, vấn đề tâm lý cũng là một yếu tố kéo dài sự sống cho người bị bệnh xơ gan mất bù, người bệnh cần tránh tâm lý sợ hãi, lo lắng, nên tuân thủ phác đồ điều trị, ăn uống, nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh tình trạng bệnh nặng thêm, biến chứng thành ung thư gan.
Giai đoạn này, gan và tế bào gan không còn khả năng phục hồi vì vậy trong 1 số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên dùng phương pháp ghép gan để hi vọng kéo dài sự sống cho người bệnh. Phương pháp này được cho là có thể kéo dài sự sống cho người bệnh từ 15-20 năm và theo thống kê, đã có trên 70% những bệnh nhân sau phẫu thuật ghép gan sống trên 5 năm. Tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém, phải yêu cầu có gan hiến tặng và không phải ai cũng thích nghi được với gan sau ghép nên rất khó khăn trong điều trị bệnh.
Tiếp cận xơ gan mất bù
Việc tiếp cận xơ gan mất bù rất quan trọng. Ngoài việc khám lâm sàng, hỏi tiển sử bệnh, triệu chứng, bác sỹ sẽ chỉ định thêm 2 phương pháp sau để đánh giá một cách toàn diện hơn
Người bệnh được chỉ định chọc dịch ổ bụng để lấy mẫu bệnh phẩm là chất lỏng trong bụng xét nghiệm, kiểm tra các dấu hiêu bệnh như: ung thư gan hoặc nhiễm trùng báng. Xét nghiệm chọc dịch ổ bụng còn có thể giải đáp nguyên nhân của cổ trướng
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, chụp MRI cũng được áp dụng rất phổ biến trong chẩn đoán xơ gan mất bù. Những hình ảnh từ chụp CT, MRI sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Các loại thuốc được chỉ định điều trị khi người bệnh xơ gan mất bù
Việc điều trị xơ gan mất bù sẽ kéo dài, cần người bệnh chuẩn bị tâm lý ổn định và lạc quan. Đặc biệt phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để mang lại hiệu quả tối đa, làm giảm quá trình tiến triển bệnh.
Việc điều trị xơ gan mất bù thường tập trung vào giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Việc xử lý nguyên nhân rất quan trọng trong quá trình điều trị.
Để phòng ngừa biến chứng do xơ gan mất bù, nên thực hiện những điều sau:
Xem thêm: Những điều cần biết về suy gan
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh