8 điều ít biết về bệnh suy tim

uy tim là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu hết về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Dưới đây là 8 điều ít biết về bệnh suy tim.

 

SUY TIM LÀ TÌNH TRẠNG PHỔ BIẾN

Đây là một tình trạng phổ biến xảy ra khi cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan khác trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Khoảng 5.1 triệu người tại Mỹ mắc phải căn bệnh mạn tính này. Trong thực tế, số lượng người phải nhập viện điều trị y tế vì suy tim nhiều hơn tất cả các loại ung thư cộng lại. Khoảng 40000 người mỗi năm mắc mới bệnh suy tim.

 

Bệnh suy tim phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi
 

AI CŨNG CÓ NGUY CƠ BỊ SUY TIM

Mặc dù phổ biến hơn ở người lớn tuổi (từ 65 trở lên), bệnh suy tim có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả trẻ em. Ví dự bệnh có thể gặp ở các trường hợp trẻ bị dị tật ở tim khiến cơ tim hoạt động không hiệu quả. Nhiễm viurs  cũng có thể dẫn đến suy tim ở trẻ em. Ngoai ra một số loại thuốc điều trị ung thư ở trẻ em có khả năng gây tổn hại cơ tim. Trong khi đó suy tim ở người già chủ yếu là do: huyết áp cao không điều trị, bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ), bệnh tim bẩm sinh không điều chỉnh bằng phẫu thuật (hẹp van động mạch phổi, còn ống động mạch…), viêm cơ tim, suy thận mạn tính, loạn nhịp tim kéo dài…

 

MỘT SỐ NGƯỜI CÓ NGUY CƠ BỊ SUY TIM CAO HƠN NGƯỜI KHÁC

Lão hóa có thể làm suy yếu tim. Đó là lý do tại sao suy tim là phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Nam giới hay bị suy tim hơn so với phụ nữ. Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị suy tim so với người thuộc các chủng tộc khác. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này, một trong số đó là béo phì. Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm gia tăng áp lực lên tim. Thừa cân cũng là một yếu tố nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2, cả hai đều làm tăng nguy cơ suy tim.

 

SUY TIM TIẾN TRIỂN CHẬM THEO THỜI GIAN

Suy tim thường không xảy ra bất ngờ như nhồi máu cơ tim. Trái tim sẽ không ngừng làm việc đột ngột. Thay vào đó, suy tim phát triển từ tổn thương tim. Các thiệt hại tích tụ khi tim không hoạt động hiệu quả như bình thường. Một cơn nhồi máu cơ tim hay các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao… có thể là nguyên nhân khiến tim bị tổn thương và suy yếu từ từ.

 

SUY TIM DAO ĐỘNG TỪ NHẸ ĐẾN NẶNG

Suy tim thường bắt đầu với mức độ trung bình. Lúc đầu người bệnh không bị giới hạn trong tất cả các hoạt động. Họ không cảm thấy mệt mỏi hay khó thở. Tuy nhiên, qua thời gian khi trái tim yếu dần đi, mức độ suy tim cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi ngay cả khi thực hiện những hoạt động đơn giản bình thường trước đây.

 

NHIỀU NGƯỜI KHÔNG BIẾT MÌNH BỊ SUY TIM

Nhiều người bị suy tim nghĩ rằng các triệu chứng của họ chỉ là biểu hiện bình thường của quá trình lão hóa. Điều này là do các triệu chứng của suy tim thường không rõ ràng. Chúng có thể khá giống với dấu hiệu phổ biến của sự lão hóa, chẳng hạn như rất dễ bị mệt. Hoặc người bệnh nhầm lẫn các triệu chứng của suy tim cho các điều kiện khác. Ví dụ, khó thở cũng có thể là một căn bệnh phổi, hen suyễn và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).

 

CÓ NHIỀU CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA SUY TIM

Bạn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn suy tim bằng cách điều chỉnh lối sống hàng ngày. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để giảm nguy cơ suy tim. Với những người có thói quen hút thuốc, nên cố gắng bỏ. Hạn chế uống rượu bia cũng là điều cần làm. Giảm cân và tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra cần điều trị và kiểm soát nếu mắc phải các bệnh lý làm tăng nguy cơ suy tim như bệnh tiểu đường, huyết áp cao và  bệnh tim mạch.

 

SUY TIM CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong điều trị bệnh suy tim

 

Suy tim có thể chữa khỏi không là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh. Theo các bác sĩ suy tim có thể chữa được. Có rất nhiều loại thuốc có sẵn. Ngoài ra còn có một số loại thuốc giúp điều trị các triệu chứng của suy tim. Nhiều trường hợp điều trị tập trung vào xử lý nguyên nhân dẫn tới suy tim. Thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch. Nên ăn ít muối, tập thể dục thường xuyên, uống thuốc theo chỉ dẫn, giảm căng thẳng, nghỉ ngơi nhiều và tiêm phòng cảm cúm theo mùa.

Thay vì thắc mắc bệnh suy tim có thể chữa được không, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm, tuân thủ nghiêm túc mọi hướng dẫn của bác sĩ.

 

SUY TIM ĐỘ 4 CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Suy tim độ 4 hay suy tim giai đoạn cuối là suy tim mức độ nặng nhất, khi đó các triệu chứng cơ năng như khó thở, mệt mỏi sẽ xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Mặc dù khó có thể chữa khỏi dứt điểm nhưng nếu người bệnh tuân thủ tích cực chế độ điều trị, thực hiện chế độ ăn uống khoa học… thì có thể giảm bớt được các triệu chứng khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top