Chế độ ăn cho người hay bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể. Hạ đường huyết thường liên quan đến bệnh tiểu đường, thiếu hụt nội tiết tố, bệnh hiểm nghèo và uống quá nhiều rượu. Khi lượng đường trong máu giảm sau khi ăn trong vòng 4 giờ có thể gây ra hạ đường huyết phản ứng. Tình trạng này là do sản xuất quá nhiều insulin sau khi ăn. Các triệu chứng hạ đường huyết bao gồm:

  • Run tay chân
  • Cảm giác chóng mặt, muốn ngất xỉu
  • Đau đầu
  • Tinh thần lơ mơ
  • Hoang mang
  • Lo lắng và cáu kỉnh
  • Chảy nước mắt, mờ mắt
  • Tim đập nhanh
  • Tái xanh
  • Môi ngứa

Để tránh hạ đường huyết, việc phân bố bữa ăn trong ngày, cũng như lựa chọn món ăn phù hợp là cực kỳ quan trọng.

 

Bữa ăn sáng

Sau khi thức dậy lượng đường trong máu của mọi người có thể bị giảm, vì vậy ăn sáng ngay sau khi thức dậy là rất quan trọng. Nên hạn chế uống nước hoa quả vào buổi sáng và nên uống nước hoa quả không pha thêm đường vì có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định. Một số lựa chọn bữa sáng lý tưởng bao gồm:

  • Phở, cơm, bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt với khoảng trứng hoặc thịt cá, 
  • Bột yến mạch với quả mọng, hạt hướng dương, cây thùa và quế
  • Sữa chua hoa quả, mật ong và bột yến mạch
  • Quế được cho là có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

 

Bữa ăn trưa

Mọi người nên ăn một bữa ăn trưa nhỏ chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh và carbohydrate phức hợp sẽ tiếp tục giải phóng năng lượng từ từ. Một số ý tưởng ăn trưa tốt cho việc hạ đường huyết là:

  • Cơm, mỳ, ngũ cốc (ngô, khoai) với thịt, cá, đậu phụ với rau củ. Nên ăn ngũ cốc nguyên cám.
  • Đậu xanh và salad rau
  • Cá nướng, khoai lang nướng và salad ăn kèm

Người bị hạ đường huyết cần biết chỉ số đường huyết hoặc chỉ số glycemic của thực phẩm họ ăn. Một số thực phẩm có vẻ có lợi cho sức khỏe có thể có chỉ số chỉ số glycemic cao. Tuy nhiên, thường có một giải pháp thay thế có chỉ số glycemic thấp hơn. Ví dụ, khoai lang có chỉ số glycemic tương đối thấp và chứa đầy chất chống oxy hóa, là lựa chọn tốt hơn so với các loại khoai khác, chẳng hạn như khoai tây.

 

Bữa ăn tối

Những người bị hạ đường huyết nên giảm bữa ăn tối. Một lựa chọn tốt cho bữa tối sẽ bao gồm protein và carbohydrate phức hợp. Ý tưởng về bữa tối bao gồm:

  • Gà hoặc đậu phụ với gạo lứt, bánh mỳ và rau
  • Cá hồi với rau hấp hoặc salad
  • Đậu hầm với đậu lăng, đậu tây, đậu gà và cà chua đóng hộp

 

Đồ ăn nhẹ

Những người bị hạ đường huyết nên ăn các bữa ăn nhẹ, các bữa ăn này sẽ giúp mọi người ổn định lượng đường trong máu, cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh, protein và carbohydrate. Một bữa ăn nhẹ vào giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và gần giờ đi ngủ có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định suốt cả ngày. Một số lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh là:

  • Một quả táo nhỏ với một vài lát pho mát cheddar
  • Một quả chuối với một ít quả hạch hoặc hạt
  • Một lát bánh mì nướng nguyên hạt với bơ nghiền hoặc đậu gà
  • Bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt với một hộp nhỏ cá mòi hoặc cá ngừ
  • Cà rốt, ớt và dưa chuột nhúng hummus
  • Sinh tố rau củ

Những người tập thể dục thường xuyên có thể cần ăn thường xuyên hơn, vì hoạt động thể chất nặng hoặc liên tục có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống. Mọi người nên ăn một bữa ăn nhẹ bao gồm carbs và protein trước khi tập luyện. Các lựa chọn tốt bao gồm:

  • Một miếng trái cây hoặc một số ít quả mọng và bánh quy ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa chua trộn với quả mọng
  • Một quả táo với một thìa bơ đậu phộng và một lát pho mát
  • Một số ít trái cây khô hỗn hợp và các loại hạt

 

Mẹo để kiểm soát hạ đường huyết

Khi gặp phải tình trạng hạ đường huyết, mọi người có thể ăn 15-20 gram carbohydrate tác dụng nhanh, chẳng hạn như một ly nước ép trái cây nhỏ hoặc một vài chiếc bánh quy. Nếu mọi người vẫn còn các triệu chứng hạ đường huyết sau 15 phút, mọi người có thể ăn thêm 15-20 gram carbohydrate. Tuân theo một chế độ ăn uống cho người hạ đường huyết sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn lượng đường trong máu giảm xuống. Giảm lượng đường và tăng lượng carbohydrate có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu suốt cả ngày và ngăn chặn việc giảm đột ngột. Mọi người bị hạ đường huyết có thể thử các lối sống sau đây:

  • Ăn các bữa ăn thường xuyên
  • Tránh thực phẩm nhiều đường, bao gồm đồ ngọt, đồ uống có đường và nước hoa quả có thêm đường
  • Chọn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp
  • Giảm hoặc bỏ uống rượu

 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Ăn hoặc uống một lượng nhỏ carbohydrate có tác dụng nhanh, chẳng hạn như một miếng trái cây hoặc nước ép trái cây, có thể điều trị các trường hợp hạ đường huyết nhẹ. Tuy nhiên, bất kỳ ai gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc thường xuyên hơn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Hạ đường huyết là một tình trạng có thể kiểm soát. Nếu không được điều trị, các triệu chứng của hạ đường huyết có thể trở nên thường xuyên và nguy hiểm hơn. Các triệu chứng cũng bắt chước các tình trạng khác, vì vậy phải chẩn đoán tình trạng bệnh và loại trừ các nguyên nhân có thể khác. Các triệu chứng nghiêm trọng của hạ đường huyết, bao gồm mất ý thức, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top