✴️ Huyết áp thay đổi theo tuổi như thế nào?

Nội dung

Huyết áp là lực của dòng máu tác động lên trên thành động mạch khi được tim bơm đi khắp cơ thể. Huyết áp trung bình dao động theo độ tuổi. Khi cơ thể lão hóa thì khả năng bị tăng huyết áp cũng cao hơn. Nguyên nhân là do mạch máu trở nên xơ cứng lại khi lão hóa làm cho huyết áp cũng tăng theo.

Huyết áp cao làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, suy tim và bệnh thận.

Cách duy nhất để biết được chỉ số huyết áp là đo huyết áp, từ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và bắt đầu điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết này sẽ đưa ra các số liệu tham khảo về huyết áp trung bình của từng độ tuổi cũng như một vài nguyên nhân gây huyết áp cao hoặc thấp và các biện pháp điều trị.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là lực chảy của dòng máu ở trong các mạch máu. Huyết áp được tính dựa vào hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu là chỉ số lực cao nhất của dòng máu được tim bơm đi trong cơ thể. Huyết áp tâm trương là kháng lực của dòng máu ở trong mạch máu.

Huyết áp được ghi lại với huyết áp tâm thu đặt trước và tâm trương đặt sau, ví dụ như 120/80 mmHg (milimet thủy ngân).

Nếu một trong 2 chỉ số quá cao thì đồng nghĩa với việc người này có thể mắc bệnh tăng huyết áp. Nếu như chỉ số quá thấp thì có thể người đó đang mắc chứng hạ huyết áp.

Ngưỡng chẩn đoán của bệnh tăng huyết áp không phụ thuộc vào tuổi.

Nếu như có thắc mắc về huyết áp của trẻ em thì nên nghe tư vấn từ bác sĩ.

Các khoảng huyết áp trung bình

Hiệp hội tim Mỹ (AHA) phân huyết áp ra thành năm khoảng:

Huyết áp cũng có thể rơi vào khoảng thấp, thường sẽ thấp hơn 90/60 mmHg.

Huyết áp thấp thường không gây ra vấn đề lớn như cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu như huyết áp thường xuyên thấp thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý.

Sự khác biệt huyết áp theo giới tính và độ tuổi

Một phân tích năm 2020 gợi ý rằng phụ nữ sẽ có thay đổi trong huyết áp sớm hơn nam giới. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng bệnh tim mạch ở nữ giới sẽ có triệu chứng khác so với nam nhưng không xuất hiện muộn hơn nam giới.

Tăng huyết áp

Các triệu chứng của tăng huyết áp thường sẽ không dễ nhận biết, do đó cách duy nhất để nhận định xem huyết áp nằm trong khoảng nào là đo huyết áp.

Tăng huyết áp mạn tính có thể là tăng nguy cơ mắc các bệnh nặng và đe dọa tính mạng bao gồm:

  • Bệnh tim
  • Cơn đau tim
  • Đột quỵ
  • Suy tim
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Phình động mạch
  • Bệnh thận
  • Sa sút trí tuệ não mạch

Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp bao gồm lối sống, các bệnh đang mắc và tiền căn bệnh lý gia đình.

Một vài loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp. Các bệnh nhân bị đái tháo đường cũng có nguy cơ bị tăng huyết huyết áp cao hơn người thường.

Nguyên nhân của tăng huyết áp chỉ được xác định ở một số ít người. Biện pháp điều trị thường chỉ là giữ huyết áp ở mức bình thường nếu như không thể xác định nguyên nhân.

tăng huyết áp

Hạ huyết áp

Hạ huyết áp thường không nguy hiểm như tăng huyết áp nhưng cũng vẫn có thể khiến cho bệnh nhân mắc phải các triệu chứng không mong muốn.

Các triệu chứng hạ huyết áp bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Hoa mắt
  • Thiếu nước hay khát nước bất thường
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Da tái, lạnh, ẩm ướt
  • Lú lẩn
  • Ngất

Các nguyên nhân gây ra hạ huyết áp bao gồm: Thuốc, mang thai, và đái tháo đường. Huyết áp thấp cũng có thể do di truyền.

Khi lượng máu giảm nhiều đột ngột cũng có thể gây hạ huyết áp, hoặc hạ huyết áp cũng có thể liên quan đến các vấn đề về tim hay nội tiết khác.

Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào bệnh nhân bị tăng hay hạ huyết áp. Đối với huyết áp thấp thì bệnh nhân cần nên thay đổi liều lượng của thuốc đang dùng hoặc đổi thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại phụ kiện nén, ép để cải thiện sự toàn hoàn máu và nâng huyết áp lên.

Có nhiều biện pháp điều trị tăng huyết áp bao gồm thay đổi lối sống và thuốc. Các biện pháp thay đổi lối sống có thể làm giảm huyết áp bao gồm:

  • Chế độ ăn lành mạnh;
  • Giảm lượng muối ăn vào;
  • Giảm lượng rượu bia;
  • Giảm cân;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Giảm sử dụng caffein;
  • Bỏ thuốc lá.

Có nhiều loại thuốc mà các bác sĩ có thể dùng để kiểm soát huyết áp, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chẹn beta;
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE;
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II;
  • Thuốc chặn kênh canxi;
  • Thuốc chủ vận alpha 2;
  • Kết hợp ức chế alpha và beta;
  • Thuốc đồng vận trung ương;
  • Thuốc ức chế adrenergic ngoại vi;
  • Thuốc giãn mạch.

Tự đo huyết áp tại nhà

Mỗi người đều có thể mua máy đo huyết áp điện tử để tự theo dõi huyết áp tại nhà. Các máy này rất dễ mang theo bên người nên có thể dễ dàng sử dụng ở bất cứ đâu nếu cần thiết.

Máy đo huyết áp tại cánh tay thường cho kết quả chính xác hơn máy đo tại cổ tay.

Nên đo huyết áp nhiều lần cách nhau vài phút để có được kết quả chính xác.

Khi nào đi khám

Mỗi người nên đo huyết áp tại các cơ sở y tế hai năm một lần bắt đều từ lúc 18 tuổi. Đối với những người trên 40 tuổi hoặc trẻ hơn nhưng có các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp thì nên được nhân viên y tế kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi năm.

Nếu như đã có sẵn huyết áp bất thường thì nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Nếu như huyết áp thỉnh thoảng thấp nhưng không kéo dài thì không nên quá lo lắng, nhưng hãy nên đi khám ngay nếu như hạ huyết áp có kèm theo triệu chứng. Bệnh nhân nên ghi nhận lại các triệu chứng, hoạt động và thời gian của từng sự kiện để có thể chẩn đoán dễ dàng hơn.

Việc đi khám là rất cần thiết và quan trọng nếu như nghi ngờ mình mắc tăng huyết áp hay nếu đã biết là có tăng huyết áp nhưng không kiểm soát được.

Các chuyên gia y tế có thể giúp bệnh nhân lên kế hoạch điều trị để làm giảm huyết áp và giảm các nguy cơ mắc phải các biến chứng mạn tính.

Tóm tắt

Một báo cáo gợi ý rằng nguy cơ trọn đời của tăng huyết áp từ 20-85 tuổi là khoảng 69-86%. Nghĩa là khi cơ thể lão hóa dần thì mọi người nên kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn để xác định được các bất thường và phòng ngừa các biến chứng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp quá thấp hoặc quá cao và các tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ gây ra các bệnh và biến chứng trầm trọng.

Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp giữ huyết áp ở mức bình thường. Bệnh nhân cũng có thể sẽ được cho dùng các thuốc giúp kiểm soát huyết áp.

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu những hiện nay tuy nhiên tỉ lệ tử vong đã giảm bớt do các bệnh nhân tăng huyết áp được phát hiện và điều trị sớm hơn.

Có thể bạn quan tâm: Huyết áp bình thường khi mang thai

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top