Tên tiếng Việt: Lệ dương, Tai đất
Tên khoa học: Aeginetia indica L.
Họ: Orobanchaceae (Lệ dương)
Công dụng: Quai bị, vết thương (cả cây giã đắp).Bổ máu (cả cây ngâm rượu).
1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Chi Aeginetia L. gồm một số đại diện tương đối đặc biệt trong nhóm thực vật có hoa, vì là cây nhưng không có lá (ở dạng vảy) và chỉ phát hiện được khi có hoa. Ở Việt Nam, chi này có 1 hoặc 2 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997).
Lệ dương là cây mới chỉ thấy ở một vài điểm thuộc vùng núi cao, như Sa Pa, tỉnh Lào Cai và xã Lao và Chải, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Cây cũng phân bố ở một số vùng phía nam Trung Quốc và cận Himalaya thuộc Ấn Độ.
Lệ dương là cây ưa ẩm, ưa sáng, thường gặp trên nương rẫy hay tầng cỏ thấp gần chân núi với độ cao 1300 – 1600 m. Cây ưa vùng có khí hậu gần như mát quanh năm, nhiệt độ trung bình 14 – 18°C. Về mùa đông, sau thời kỳ hoa quả, toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi, chỉ còn lại phần dưới đất giống như dạng rễ cây lẫn với rễ của các loại cây cỏ khác. Ở Việt Nam, lệ dương là loài rất hiếm gặp, cần được bổ sung vào danh sách các loài cây thuốc thuộc diện quý, hiếm để bảo vệ.
3. Bộ phận dùng
Hoa hoặc toàn cây, thu hái vào mùa thu khi cây đang có hoa, dùng tươi hoặc phơi khô.
4. Thành phần hóa học
Toàn cây lệ dương chứa các chất polysaccharid và protein có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (CA, 123, 1995, 306195 c). Ngoài ra, còn có acid aeginetic, các aeginetolid và các polyen D, F, E (CA. 1985, 102, 56093 Z).
Tính vị, công năng lệ dương có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lương huyết.
5. Công dụng
Nhân dân Việt Nam thường dùng cả cây lệ dương giã dập và hơ nóng làm thuốc đắp ngoài chữa vết thương. Philippin, nước hãm của cây được dùng chữa bệnh đái đường, nước sắc chữa phù thũng do viêm thận cấp gây nên.
Ở Trung Quốc, lệ dương chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, họng sưng đau, viêm tủy xương, mụn nhọt.
Bài thuốc có lệ dương
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh