Chèn ép mạch máu thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi mạch máu bị chèn ép có thể gây ra những biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ thay đổi huyết động (giảm cấp máu động mạch hạ lưu, hoặc ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch ở xa), đến tình trạng tắc mạch do tổn thương thành mạch (loét, phình mạch), hay do huyết khối từ thượng lưu.
Còn gọi là hội chứng khe ngực, tập hợp tất cả các biểu hiện lâm sàng xuất hiện do chèn ép từng lúc hoặc thường xuyên thân đám rối thần kinh cánh tay (90%), động mạch hay tĩnh mạch dưới đòn (10%). Sự chèn ép này hay xảy ra trong khoang được tạo bởi khe liên bậc thang trong rãnh dưới cơ ngực lớn, nhất là giữa cơ dưới xương đòn và xương sườn 1 (kẹp sườn - đòn).
Triệu chứng thần kinh: Dị cảm theo tư thế, hội chứng rễ C8 - D1, kèm theo teo cơ bàn tay hoặc không.
Triệu chứng tĩnh mạch: Phù chi trên từng lúc hoặc thường xuyên, huyết khối tĩnh mạch dưới đòn cấp tính (thường sau gắng sức).
Triệu chứng động mạch: Đau cách hồi chi trên hoặc tắc động mạch dưới đòn cấp (ít gặp) do loét nội mạc hoặc phình động mạch, (thường do xương sườn cổ phụ chèn ép).
X-quang tìm phì đại mỏm ngang đốt sống C7, hoặc xương sườn cổ phụ, can lệch của xương đòn.
Điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, loại trừ hội chứng ống cổ tay hay, bệnh lý đốt sống cổ.
Siêu âm Doppler tìm chèn ép mạch máu ở tư thế gấp và quay cánh tay ra ngoài (tư thế đầu hàng).
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu hoặc cộng hưởng từ: Khi có chỉ định phẫu thuật.
Tập phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu, các bài tập theo tư thế, phối hợp thuốc giảm đau, giãn cơ.
Phẫu thuật: Khi có biến chứng tắc/phình mạch, hoặc tập phục hồi chức năng không hiệu quả.
Là hậu quả của sự cản trở hồi lưu tĩnh mạch chi dưới do tĩnh mạch chậu chung trái bị chèn ép bởi động mạch chậu chung phải lên đốt sống thắt lưng 5.
Triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới trái (phù, đau, nặng chân), hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trái (đặc biệt ở người trẻ, nguy cơ thấp).
Khó phát hiện dấu hiệu bắt chéo mạch máu trên siêu âm Doppler, nhất là khi đã có huyết khối tĩnh mạch tầng chậu đùi. Chẩn đoán xác định dựa vào chụp cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ mạch máu hoặc chụp mạch máu cản quang.
Thuốc chống đông nếu có huyết khối tĩnh mạch cấp tính. Điều trị tái tưới máu bằng tiêu sợi huyết tại chỗ, và/hoặc can thiệp đặt stent tĩnh mạch với một số trường hợp chọn lọc bị huyết khối tầng đùi - chậu.
Động mạch khoeo bị “bẫy” do bất thường về giải phẫu giữa cung cơ khép ở đầu dưới xương đùi và cung cơ dép, gây chèn ép động mạch (đôi khi là tĩnh mạch khoeo).
Gặp ở người trẻ, không có tiền sử bệnh lý mạch máu và yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch.
Triệu chứng chính là đau cách hồi cẳng chân, hoặc tình trạng thiếu máu cấp cẳng bàn chân .
Khám lâm sàng: Làm nghiệm pháp căng vùng khoeo bằng cách gập mu chân về phía cẳng chân, sẽ thấy mạch mu chân và mạch chày sau yếu hoặc mất.
Siêu âm Doppler đánh giá huyết động:
Động mạch khoeo nằm lệch về phía trong.
Dấu hiệu tắc hoặc hẹp động mạch khoeo.
Nếu siêu âm Doppler bình thường, mà nghi ngờ có hội chứng bẫy mạch khoeo cần làm nghiệm pháp tương tự khám lâm sàng như trên: Dấu hiệu chèn ép khi căng vùng khoeo là giảm tốc độ dòng chảy các động mạch cẳng chân.
Chụp cộng hưởng từ mạch máu giúp phát hiện các bất thường giải phẫu gây chèn ép, và định hướng cho phẫu thuật.
Can thiệp nội mạch ít được đặt ra do không giải quyết triệt để nguyên nhân chèn ép.
Phẫu thuật nhằm 2 mục tiêu:
Tái tưới thông mạch máu bằng phẫu thuật bắc cầu hoặc lấy huyết khối.
Xử lý cấu trúc gây chèn ép.
Tĩnh mạch thận trái bị “kẹp” giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên khi góc tạo bởi hai động mạch này quá nhọn (nutcracker là tên gọi của dụng cụ dùng để bóp vỡ vỏ quả hạch), làm tăng áp lực tĩnh mạch thận và các nhánh của nó.
Thường gặp ở người trẻ, thậm chí trẻ nhỏ.
Đau mạn sườn trái.
Triệu chứng bao gồm đái máu (vi thể, đại thể), protein niệu tư thế.
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới trái, giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam.
Hội chứng xung huyết tiểu khung ở nữ (gồm đái khó, đau bụng kinh, đau khi giao hợp, giãn tĩnh mạch âm hộ).
Siêu âm Doppler mạch máu thận: Dấu hiệu gợi ý là tỷ lệ vận tốc tối đa của tĩnh mạch thận trái so sánh giữa vị trí hẹp và tại rốn thận > 5.
Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính mạch máu giúp chẩn đoán xác định.
Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Ưu tiên điều trị bảo tồn ở trẻ em.
Lựa chọn ức chế men chuyển để giảm protein niệu.
Phẫu thuật chuyển vị tĩnh mạch hoặc ghép thận tự thân.
Can thiệp đặt stent trong một số trường hợp.
Động mạch thân tạng bị chèn ép giữa cơ hoành và dây chằng cung giữa, do dây chằng cung giữa bám thấp, hoặc động mạch thân tạng xuất phát cao.
Thường gặp ở phụ nữ.
Hầu hết không triệu chứng lâm sàng.
Hoặc triệu chứng không đặc hiệu như đau bụng, sút cân.
Vì vậy cần phải loại trừ các b ệnh lý khác.
Siêu âm Doppler: Dấu hiệu gợi ý trên siêu âm là tốc độ đỉnh tâm thu tại vị trí nghi hẹp > 200 cm/s, tăng lên khi hít vào và giảm khi thở ra.
Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu giúp chẩn đoán xác định.
Nhằm hai mục tiêu là tách dây chằng cung giữa cùng các cấu trúc xơ ra khỏi động mạch thân tạng, và tái tưới máu động mạch thân tạng nếu cần.
Kinh điển là mổ mở, nhưng cũng có thể phẫu thuật nội soi, kết hợp can thiệp tái tưới máu hoặc không.
Kén ngoại mạc hiếm gặp, do sự tích lũy mucin ở lớp ngoại mạc, gây chèn ép mạch máu, thường gặp nhất là động mạch khoeo, nhưng cũng có thể gặp ở vị trí khác, đôi khi là tĩnh mạch.
Bệnh nhân trẻ, thường là nam giới, xuất hiện đau cách hồi vùng bắp chân khi đi lại. Một số trường hợp tắc cấp động mạch khoeo gây thiếu máu chi cấp.
Siêu âm, chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ mạch máu, phát hiện kén với hình ảnh dạng vỏ sò ở thành mạch, gần vị trí mạch máu bị chèn ép.
Cắt bỏ kén hoặc lấy bỏ lõi kén ngoại mạc, gia cố thành mạch bằng một miếng ghép mạch máu, thường là tĩnh mạch. Cũng có thể rút bỏ dịch trong kén (thành phần là gelatin) rồi gây xơ.
Động mạch đùi nông trong ống Hunter bị chèn ép bởi dây chằng xơ.
Động mạch đùi hoặc động mạch khoeo bị chèn ép bởi lồi xương hoặc u sụn xương.
Động mạch khoeo (khi gắng sức) bị chèn ép bởi phì đại cơ sinh đôi.
Tất cả các tĩnh mạch đều có thể bị chèn ép bởi phình động mạch lân cận.
Động mạch sống nền bị chèn ép bởi đốt sống cổ bị thoái hóa.
Một số biến chứng mạch máu do hậu quả của gãy xương (xương cánh tay, đùi, mâm chày, xương chày), trật khớp (đầu gối, vai) và hội chứng khoang đều có thể xếp vào hội chứng chèn ép mạch máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh