Máy tạo nhịp tim là một thiết bị giúp tim đập đều đặn và hiệu quả. Đây là phương tiện giúp hỗ trợ kiểm soát các bệnh tim như rối loạn nhịp tim, biểu hiện việc tim đập không đều.
Đưa máy tạo nhịp tim vào ngực cần phẫu thuật có một số rủi ro nhất định. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về mục đích của máy tạo nhịp tim, phẫu thuật đặt máy và các rủi ro đi kèm.
Máy tạo nhịp tim cấu tạo gồm hai phần là bộ điều khiển và hai dây điện cực. Một đầu dây điện cực thứ nhất được nối với bộ điều khiển, đầu dây còn lại được cắm vào thành tim. Dây điện cực thứ hai có một đầu được gắn ở buồng nhĩ, đầu còn lại được gắn ở buồng thất.
Bộ điều khiển là một hộp kim loại nhỏ bao gồm pin và mạch điện. Bộ điều khiển điều chỉnh tần số xung điện, từ đó gửi xung điện có năng lượng thấp đến tim bằng dây điện cực. Xung điện có tác dụng làm tim co bóp theo tần số đã được cài đặt.
Máy tạo nhịp tim là một thiết bị điện tử dùng để điều trị các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim.
Trái tim có hai buồng trên và hai buồng dưới. Các buồng trên co lại, hút máu và đẩy xuống các buồng dưới của tim. Khi tâm thất co lại, chúng đẩy máu này ra khỏi tim lưu thông khắp cơ thể. Quá trình co thắt này được gọi là một nhịp tim và tín hiệu xung điện có vai trò kiểm soát nhịp đập.
Các tế bào ở các buồng trên tạo ra tín hiệu điện này, chúng đi xuống buồng dưới tim tạo ra sự co bóp xen kẽ. Rối loạn nhịp tim làm gián đoạn tín hiệu điện này khiến tim đập không đều.
Trường hợp hay gặp phải là nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm. Tuy nhiên, trái tim cũng có thể đập bất thường theo những cách khác.
Chứng loạn nhịp tim khiến tim không bơm máu đúng cách có thể gây ra các triệu chứng như:
Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương lâu dài cho các cơ quan khác trong cơ thể hoặc gây ngừng tim. Máy tạo nhịp tim có thể giúp giảm các triệu chứng này bằng cách sử dụng các xung điện để tác động đến nhịp tim. Tùy thuộc vào thực trạng, máy tạo nhịp tim có thể tăng tốc, làm chậm hoặc ổn định nhịp tim.
Máy tạo nhịp tim có thể giải quyết các vấn đề cụ thể như rung tâm nhĩ. Trong dạng rối loạn nhịp tim này, các buồng trên của tim không co bóp đúng cách và tâm thất không thể bơm đủ máu ra khỏi tim. Máy điều hòa nhịp tim có thể đảm bảo rằng các buồng tim co bóp đúng cách. Với các bệnh nhân có tình trạng rối loạn nhịp tim, có thể cần sự hỗ trợ của máy tạo nhịp suốt cuộc đời.
Máy tạo nhịp tim được sử dụng để theo dõi và ghi lại các hoạt động của tim đồng thời cũng có thể tự động điều chỉnh các xung điện của tim theo thông tin mà nó ghi lại.
Trong một số trường hợp máy điều hòa nhịp tim có thể được cấy ghép tạm thời để đáp ứng với tình trạng chấn thương tim cấp tính, chẳng hạn như đau tim hoặc quá liều thuốc.
Khi chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá tiền sử bệnh của người đó tiến hành làm các xét nghiệm máu. Người bệnh cần phải nhịn ăn trước khi tiến hành cuộc phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm viện theo dõi một thời gian. ECG được tiến hành để đảm bảo rằng máy đã hoạt động tốt.
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau xung quanh khu vực ghép máy tạo nhịp, nhưng tinh trạng này sẽ không kéo dài. Các tình trạng khác có thể xuất hiện như:
Đặt máy trợ tim là một phẫu thuật khá đơn giản và an toàn. Sau một khoảng thời gian theo dõi và nghỉ ngơi tại bệnh viện, người bệnh đã có thể trở lại sinh hoạt thường ngày mà không gặp bất cứ trở ngại gì.
Trong 8 tuần đầu tiên, cần tránh các cử động đột ngột liên quan đến việc di chuyển cánh tay ra xa cơ thể.
Bệnh nhân có máy tạo nhịp tim sẽ cần một số điều chỉnh lối sống như:
Rối loạn nhịp tim là một tình trạng ảnh hưởng suốt đời có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được can thiệp hỗ trợ. Máy tạo nhịp tim là một hình thức điều trị hiệu quả cao có thể giúp những người mắc bệnh này có cuộc sống tốt hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh