Viêm gan B là căn bệnh lây nhiễm phổ biến trên toàn thế giới. Mặc dù quen thuộc như vậy nhưng bạn có biết viêm gan B lây như thế nào không? Biết rõ các con đường lây lan của bệnh giúp chúng ta phòng tránh viêm gan B dễ dàng hơn.
1. Đánh giá mức độ lây nhiễm của viêm gan B
Bệnh viêm gan B lây như thế nào? Virus viêm gan B có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể khá cao. Chúng có thể sống ít nhất trong vòng một tuần lễ. Trong thời gian này nếu virus có thể lây cho người khỏe mạnh nếu có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. 75 ngày là thời gian ủ bệnh trung bình của virus viêm gan B. Thời gian này không cố định mà có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng. Có trường hợp ủ bệnh tới nửa năm. Virus viêm gan B có thể được phát hiện trong vòng 1 đến 2 tháng sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh.
Như các bạn đã biết, virus viêm gan B cực kỳ dễ lây lan. Khả năng lây nhiễm của chúng cao hơn gấp 100 lần sao với virus HIV. Điều này cho thấy tốc độ lây lan khủng khiếp của chúng.
2. Các dấu hiệu của người bị viêm gan B
Đa số các trường nhiễm virus viêm gan B giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ có một số dấu hiệu như: Sắc tố da ngả vàng, mệt mỏi, biếng ăn, ăn uống không ngon miệng. Bên cạnh đó người bệnh còn thường xuyên đau nhói ở vùng hạ sườn bên phải bụng kèm theo buồn nôn, đi ngoài, đau đầu,…Khi các triệu chứng này rõ ràng thì cho thấy viêm gan đã chuyển biến nặng và có biến chứng. Chính vì vậy mọi người thường gọi viêm gan C là sát thủ trong âm thầm. Để sớm phát hiện bệnh viêm gan B, mỗi người nên tạo thói quen khám bệnh định kỳ để tầm soát các nguy cơ gây bệnh.
3. Các con đường có khả năng lây truyền virus viêm gan B?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm vì vậy chúng có thể lây qua nhiều con đường khác nhau. Dưới đây là các con đường lây lan chính:
3.1.Truyền bệnh từ mẹ sang con
Đa phần các trường hợp lây trong những tháng cuối thai kỳ và những tháng đầu sau khi sinh. Mức độ lây nhiễm của bệnh tùy thuộc vào nồng độ virus viêm gan B ( Viết tắt là HBV DNA) và tình trạng HBeAg của cơ thể người mẹ. Nếu nồng độ HBV ở người mẹ cao và có HBeAg (+) thì khả năng con bị lây từ mẹ càng cao. Tỉ lệ này chiếm tới 95% nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Trường hợp mẹ có HBeAg (-) thì xác suất lây nhiễm sẽ thấp hơn ở mức 32%.
Khả năng trẻ bị lây viêm gan B qua bú mẹ rất thấp vì trong sữa mẹ tồn tại rất ít virus viêm gan B. Tuy nhiên nếu vú mẹ có vết trầy xước thì rất dễ lây sang em bé.
3.2 Viêm gan B lây như thế nào? Lây qua đường máu
Virus viêm gan B tồn tại trong máu với số lượng lớn. Nếu trên da của chúng ta có vết xước và tiếp xúc với máu của người bị bệnh thì khả năng lây nhiễm tương đối cao.
Việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: Dao cạo râu, bàn chải,…cũng là tác nhân gây bệnh.
Trong điều kiện y tế không đảm bảo, đồ dùng không được vệ sinh đúng cách cũng rất dễ là nguyên nhân lây lan viêm gan B.
HBV cũng được tìm thấy trong các loại dịch như: Tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, nước tiểu, phân, nước bọt,…Nhưng với nồng độ rất thấp. Tuy vậy nhưng nếu có cơ hội tiếp xúc với da của người khỏe mạnh bị tổn thương thì chúng có thể truyền bệnh.
3.3 Đường tình dục
Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn cũng có thể lây bệnh viêm gan B từ bạn tình. Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước nhỏ và đi vào máu. Con đường lây lan này thường xảy ra ở những người đàn ông không được tiêm chủng có quan hệ đồng giới, người có nhiều bạn tình hoặc quan hệ với gái mại dâm.
3.4 Viêm gan B lây như thế nào? Tái sử dụng kim và ống tiêm là điều kiện cho virus lây lan
Việc sử dụng lại ống tiêm, kim trong môi trường làm đẹp, chăm sóc sức khỏe hoặc giữa những người nghiện tiêm chích ma túy là con đường lây lan mạnh mẽ. Virus tồn tại trên kim tiêm sẽ truyền từ người này sang người khác.
4. Tiêm vắc xin viêm gan B để phòng bệnh
Với sự tiến bộ của nền y học hiện đại thì vắc xin chính là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Thực hiện đúng theo phác đồ tiêm chủng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm.
4.1 Cách tiêm vắc xin phòng bệnh
Hiện nay tiêm vắc xin là cách phòng ngừa chính bệnh viêm gan B. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì trẻ em nên tiêm liều vắc xin đầu tiên càng sớm càng tốt.
Đối với trẻ em
– Mũi 1: Nên tiêm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời.
– Mũi 2: Nhắc lại khi trẻ được 2 tháng.
– Mũi 3 : Nhắc lại khi trẻ được 3 tháng.
– Mũi 4: Khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Đối với người lớn:
– Mũi 1
– Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng
Sau khi tiêm vắc xin cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để bảo vệ trước virus viêm gan B. Hiệu quả của vắc xin sẽ kéo dài khoảng vài chục năm, thậm chí là suốt đời nếu nồng độ kháng thể chống lại virus sau khi tiêm lớn > 1000 IU/L.
4.2 Các đối tượng cần tiêm vắc xin
Tất cả những người chưa có kháng thể chống virus viêm gan B đều cần tiêm đặc biệt ở các nước có tỷ lệ nhiễm HBV lớn. Tiêm càng sớm càng giúp bạn tránh được lây nhiễm virus. Các đối tượng cần được ưu tiên tiêm trước:
– Những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm máu, truyền máu.
– Bệnh nhân ghép tạng, chạy thận
– Những người sống trong nhà tù
– Các đối tượng tiêm chích thuốc
– Sống chung trong gia đình có người bị viêm gan B
– Những người có nhiều bạn tình
– Bác sĩ, nhân viên y tế hoặc những người khác có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với máu.
– Khách du lịch chưa tiêm đủ liệu trình vắc xin chống viêm gan B.
Qua bài viết chắc bạn đã phần nào hiểu rõ viêm gan B lây như thế nào. Viêm gan B là bệnh viêm nhiễm hết sức nguy hiểm vì biến chứng của chúng có thể gây ra ung thư. Hiểu rõ về các con đường lây lan của bệnh sẽ giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc phòng tránh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh