Tên tiếng Việt: Rắn
Tên khoa học: Agkistrodon, Naja
Công dụng: Rắn cung cấp cho ta nhiều bộ phận làm thuốc: thịt rắn, xác lột (xà thoái) và nọc độc. Tây y thường chỉ dùng nọc rắn, đông y lại thường chỉ dùng thịt, mật và xác rắn lột.
A. Mô tả rắn
Những con rắn hay dùng nhất ở Việt Nam gồm những loài sau đây:
1. Rắn hổ mang. Tên hổ mang còn gọi là hổ lửa, hổ phì, con phì, hổ đất, rắn mang kính (serpent và lunette). Có hai chi rắn khác nhau ở nước ta mang tên hổ mang là chi Naia (còn có khi viết Naia) và chi Agkistrodon (Ancistrodons).
- Chi hổ mang Naja (naia hay cobra) có hai loại chủ yếu:
– Naja-naja L. Miền Nam thường gọi là hổ đất, miền Bắc gọi là hổ mang, hổ trâu. Thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ). Pháp vẫn gọi rắn này là cobra hay serpent à lunette (rắn mang kính, nhãn kính xà). Rắn này rất hay gặp ở Việt Nam cả miền núi lẫn đồng bằng. Thân có thể dài tới 2m. Nó bơi giỏi nhưng không sống dưới nước. Màu sắc thay đổi nhưng thường màu nâu đen. Đều một màu. Khí nào nó tức giận thì đầu cất cao, thân phía trên đứng thẳng lên, cổ bạnh ra, (mang bạnh ra) phun phì phì (do nó có tên con phì, hố phì). Trên cổ có một điếm trắng to hình mặt trăng (ở những con còn non nom rất rõ, ở những con già ít rõ). Tại Ấn Độ và một sô ít nơi ở nước ta có loại rắn trên cổ có hai điểm trắng này gần nhau giống nhau như 2 mắt kính, do đó có tên là rắn đeo kính. Phía dưới đầu và cổ có màu trắng phân cách với màu sẫm toàn thân bằng một vạch đen và một vạch màu nhạt hơn. Quanh cổ có 21 đến 35 hàng vảy, giữa thân có 17 đến 25 hàng vẩy. Rắn hổ mang là một loại rắn hay tức giận, tự vệ rất hăng khi người ta tấn công nó, nhưng thường nó hay trốn đi nếu không bị trêu tức. Nó hoạt động cả ngày và đêm, nhưng chủ yếu về đêm.
– Naja hannah Cantor còn gọi là đại nhãn kính xà-rắn hổ mang chúa (cobra royal). Con này lại nguy hiểm hơn con trên, sống ở khắp nước ta, miền núi cũng như miền đồng bằng, thân có thể dài tới 4-5m, trung bình 3,4m. Thường ban ngày nó ẩn trong hốc cây và chỉ hoạt động ban đêm thôi cho nên chỉ khi phá hoang mới hay bị nó cắn. Nước ngoài người ta gọi nó là King cobra, Naja hun gar e-hamadryas hay Ophiophage. cổ nó bạnh ít hơn con trên, cổ không có điểm trắng, con lớn có màu sẫm đều, con non có nhiều vạch ngang hẹp và sáng hơn. Số vẩy quanh cổ là 17 đến 21, giữa thân là 15. Chú ý có một số loài rắn cổ cũng bạnh ra mà không thuộc loại Naja-naja này. Loài Naja-naja không thấy nói được dùng ở Trung Quốc.
- Chi hổ mang Agkistrodon (Ancistrodons) cũng gồm hai loài phổ biến:
– Rắn hổ mang Agkistrodon rhodostoma Boié (còn gọi là Calloselasma) thuộc họ Croialinae. Con này thường gặp ở miền Nam. Thân thường chỉ dài tới 0,80m, đầu hình ba cạnh, mõm nhọn và nhiều khi vênh lên trên, vẩy trên lưng màu đỏ nhạt, xám nhạt hay nâu nhạt với những đốm ba cạnh rộng, màu nâu sẫm, viền trắng xếp thành từng đôi đối nhau hay so le.
– Rắn hổ mang Agkisirodon acutus Gunthcr, được dùng ở Trung Quốc với tên bạch hoa xà, ngũ bộ xà, bách bộ xà hay hỳ bàn xà. Loại hổ mang này có thể dài tới 1,80m đầu mỏ dài ra và vểnh lên làm cho nó có dáng rất đáng sợ. Loài rắn này phổ biến ở miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông). Tại Việt Nam, trước đây chỉ mới phát hiện có rất ít ở Sapa (Lào Cai),
2. Rắn cạp nong (tên gọi ở miền Bắc) còn gọi là rắn mai gầm (tên gọi ở miền Nam).
- Tên khoa học của nó là Bungarus fasciatus Schneider họ Elapidae.
- Tên Việt Nam còn thay đổi tùy nơi. Có nơi gọi là rắn mai gầm vàng, rắn đen vàng, rắn vòng vàng.
- Trung Quốc cũng dùng giống này nhưng loài khác (xem con cạp nia giới thiệu sau). Rắn cạp nong thường sống ở cả đồng bằng cũng như miền núi; dài chừng 1,70m đến 2m.
- Còn rắn này rất đặc biệt ở chỗ thân nó hơi hình ba cạnh, gồm những khoanh đen và vàng vòng quanh cả bụng, số khoanh thường từ 24 đến 27 (do đó có tên Pháp là Bungare anneles – rắn có khoanh), chiều dài của khoang đen gần bằng chiều dài của khoang vàng, khác với những loài rắn khác có khoang trắng hẹp hơn khoang đen, vả lại màu sắc không có màu vàng rõ rệt như loại rắn này. Xương sống lưng sắc cạnh, vẩy trên lưng hình lục giác to.
- Cạp nong sống bằng ếch nhái, thạch sùng, chuột, có khi ăn thịt cả rắn khác, đổi khi ăn cả cá. Đuôi tù, tận cùng bằng một vẩy cứng, có người cho là đuôi có kim có thể đâm được, thực tế không phải.
3. Rắn cạp nia (tiếng miền Bắc) hay rắn mai gầm bạc (miền Nam) còn gọi là rắn đen trắng, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc.
- Tên khoa học của nó là Bungarus condidux L. thuộc họ Elapidae.
- Loài rắn này thường ngắn hơn loài cạp nong. Chiều dài tối đa thường vào khoảng 1,35m, thường chỉ trong vòng 1m. Màu rắn đen xanh hay nâu sẫm có những khoanh màu trắng hay trắng vàng: khoanh màu trắng hẹp hơn khoanh đen, những khoanh đen không vòng qua bụng như ở rắn cạp nong. Thường chiều rộng một khoanh trắng không quá chiều rộng của một vẩy trên lưng.
- Có tác giả như Boulenger đã chia loại cạp nia thành 3 loại khác nhau căn cứ vào số khoanh trắng. Ví dụ: Bungarus candidus có từ 27 đến 34 khoanh trắng; Bungarus multicinctus có từ 42 đến 60 khoang trắng; Bungarus caụuleus có rất nhiều đường trắng hay điểm trắng.
- Nhưng có tác giả lại chia loại cạp nia thành hai thứ khác nhau như:
– Bungarus candidas multicinctus Blyth có nhiều ở miền Bắc và Bitngants candidus caeleus. Thường sự phân chia nhỏ này dựa trên chiều rộng của dải hay khoanh trắng. Nếu số dải màu trắng hay vàng là 42-60, lại không rộng quá chiều dài một vẩy thì thuộc thứ multicinctus, nếu màu rắn là nâu sẫm hoặc đen xanh, với những dải màu trắng hẹp thường hẹp hơn chiều dài một vẩy thì thuộc thứ caeruleus.
– Rắn cạp nia Bungarus multicinetus cũng được dùng ở Trung Quốc với tên mao cân xà, kim tiền bạch hoa xà, bách tiết xà, bạch cúc xà, ngân cực ứng v.v…
Tóm lại, ta có thể sơ bộ phận biệt mấy con rắn độc dùng làm thuốc hay gặp ở nước ta như sau:
- Rắn hổ mang Naja naja: Thân dài 2m hay hơn, khi gặp người thường ngẩng đầu và cổ lên, cổ bạnh ra, lưng không có vẩy to, trên cổ có một điểm trắng gọi là mặt trăng hay hai điểm to trông như hai mắt kính. Nước ngoài gọi là cobra. Loại hổ mang chúa (Cobraroyal) có thể dài tới 3,5m hay hơn.
- Rắn cạp nong Bungarus fasciatus (Bungarus- anneté) có thân dài 1,7-2m, thân có 24 hoặc 27 khoanh màu đen và vàng xen kẽ, khoanh vòng cả qua bụng, sống lưng sắc cạnh, vẩy lưng hình 6 cạnh to.
- Rắn cạp nia Bungarus candidus thường chỉ dài khoảng 1m, có khi tới 1,3m, khoanh đen to, khoanh trắng hẹp bằng một vẩy lưng đuôi nhỏ dài. Bụng trắng vì khoanh đen không vòng qua bụng như con cạp nong. Số khoanh thay đổi, càng lớn số khoanh càng tăng.
Ngoài ra, ta còn dùng nhiều loài rắn khác nữa như rắn ráo hay hổ chuối (Zamenis mu- cosus L.), con này không độc, một loài gần giống rắn hổ mang nói trên là zaocys dhumnades Cantor thuộc họ Coluhridae. Con Zaooys dhumnades cũng thấy được dùng ở Trung Quốc với tên ô hoa xà, hắc hoa xà, hoàng phong xà, ô tiêu xà, thanh xà uv… Chúng ta cần đi sâu để xác định những con rắn hay dùng làm thuốc và những con rắn không dùng làm thuốc. Hiện nay chúng ta thường khoán trắng cho những người bán rắn không chú ý phân biệt từng loài với nhau.
B. Phân bố, cách bắt rắn và chế biến
- Những con rắn dùng làm thuốc được phân bố rộng rãi ở miền Bắc và miền Nam. Đồng bằng hay rừng núi đều có. Ngoài việc bắt giết để tự vệ khi chúng ta trông thấy nó, có nhiều người chuyên làm nghề bắt rắn để bán dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Gần Hà Nội có làng Lệ Mật (Gia Lâm) chuyên nghề bắt rắn và có thời gian được tổ chức thành nơi chuyên nuôi rắn để xuất khẩu. Nhưng được ít lâu, việc nuôi đã bị bãi bỏ. Tại vùng Hồng Quảng cũng có những làng chuyên nghề bắt rắn.
- Tại miền Bắc người ta thường đi bắt rắn cạp nong ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ những nơi có cánh đồng chiêm có nhiều nước. Người ta nhận thấy rắn cạp nong ăn ếch nhái, lươn, rắn nước, chuột, có khi ăn lẫn nhau, con lớn ăn con nhỏ do đó nuôi rắn khó tránh chúng nó ăn lẫn nhau. Rắn cạp nong ở hang ẩm, có đất dẻo, không ở hang khô ráo, thường hai, ba ngày mới ra khỏi hang vào những ngày ấm trời.
- Rắn hổ mang thường bắt nhiều ở dọc sông Hồng Hà, bãi Trung Hà, Tứ Tổng, tại những đống gạch, bụi tre, bờ đê; còn hay tìm thấy ở ven bờ sông Phả Lại (Hà Bắc), dọc sông Hát Mông (Hà Tây). Thường hổ mang ở những hang cao ráo sạch sẽ. Những người chuyên môn bắt rắn thường theo đường đi lại của rắn mà tìm hang. Có khi tìm nó ở những hang chuột, hang mối, hang ếch. Ngoài ra rắn còn hay tìm những ổ gà vịt ấp trứng để ăn. Người ta còn dựa vào phân rắn mà phân biệt rắn nọ với rắn kia. Ví dụ người ta cho rằng phân hổ mang màu vàng, đen, có bột đặc hơn phân cạp nong; phân cạp nong cũng màu vàng đen nhưng loang, mùi rất khắm; phân cạp nia thành cục màu đen trắng vàng. Rắn hổ mang vốn ở sạch, nên thường ỉa ở xa miệng hang tới vài thước; còn rắn cạp nong ỉa ngày gần miệng hang; rắn cạp nia ỉa ngay miệng hang.
- Có khi người ta còn dựa trên xác rắn lột để theo dõi. Ví dụ thấy xác rắn lột còn ướt là mới lột, khô rách là đã lột lâu ngày. Xác rắn chui vào trong hang là rắn đã đi rồi, nhưng nếu xác có phía đuôi chui vào trong hang là rắn ở trong hang. Những nhận xét này chưa chính xác lắm. Cần kiểm tra lại.
- Trong hang rắn hễ thấy vết bò nhẵn, cứt mới là rắn có trong hang. Lấy thuổng đào một quãng, rồi dùng thuổng thọc vào lấy một ít đất ra xem, thấy đất nhẵn là chắc chắn có rắn, cứ tiếp tục đào mà bắt rắn. Ngược lại nếu thấy đất trong hang không nhẵn, khô mốc là rắn đã đi rồi.
- Rắn bắt về thường bán sống hoặc mổ lấy mật bán, thịt xương dùng ngâm rượu hay ăn như ăn thịt nhiều động vật khác. Từ 1974 đến nay ta mới đang đặt lại vấn đề nuôi rắn để lấy nọc độc mà xuất hay chế thuốc.
- Muốn chế rượu rắn có nhiều cách. Nhưng thường haỵ làm như sau: Rắn bắt về. chọn và chia thành bộ từng 3 con hay 5 con một. Nếu 3 con thì là rắn hổ mang, cạp nong, rắn ráo. Nếu 5 con thì chọn hổ mang, cạp nong rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ, hay có khi 3 con hổ mang và cạp nong với 2 con rắn ráo. Lột da để riêng. thuộc làm ví, thắt lưng hay đóng giày. Sau đó mổ bỏ ruột, chặt đầu, lau khô bằng giấy bản (không rửa nước vì sợ mùi tanh), hoặc rửa bằng rượu có ngâm gừng hay quế chi rồi mới lấy giấy báu lau khô. Sau đó chặt thành từng khúc nướng hay sấy cho khô. Tán bột mà dùng hay ngâm rượu mà uống. Có người chặt bỏ cả đuôi vì cho rằng đuôi cũng có nọc độc (sự thực không phải). Có người lại không lột da, không chặt đầu. Nói tóm lại lột da, hay không lột, chặt đầu hay không đều được cả.
- Mật rắn là một vị thuốc quý, cần thu lấy mà dùng. Những người bán rắn cho biết giá trị của mật là hai thì giá trị thịt rắn chỉ có một. Mật rắn không có vị đắng như nhiều thứ mật động vật khác.
- Có khi người ta nuôi rắn rồi mổ lấy mật, chỗ mổ vẫn lành lại, rắn vẫn sống như thường nhưng ăn lâu tiêu hơn; nếu mổ cắt chừa lại cuống mật dài thì sau sẽ có nhiều tia mật nhưng không thành túi mật như cũ nữa.
- Lấy nọc rắn. Công việc lấy nọc chỉ mới tiến hành ít năm gần đây ở nước ta. Tại nhiều nước khác người ta đã tiến hành lấy nọc rắn từ lâu cùng với việc tổ chức nuôi rắn. Trên thế giới hiện đã có tới hơn 20 nước tổ chức nuôi rắn. Những nước có trại nuôi rắn lớn nhất là Braxin và Liên Xô cũ (mỗi nơi đủ hang nuôi hàng vạn con); ngay sát nước ta có Thái Lan từ lâu cũng đã tổ chức trại nuôi rắn lấy nọc. Ở những nước này hầu như người ta không mổ rắn lấy thịt làm thuốc như nước ta. Cho nên ở nước ta vốn chỉ dùng thịt rắn thì việc tổ chức nuôi rắn lại cấp bách nếu muốn bảo đảm nguồn nguyên liệu chế thuốc lâu dài. Nuôi rắn mà chỉ để lấy thịt làm thuốc thì không kinh tế vì từ khi con rắn nở ra cho đến khi trưởng thành đủ tiêu chuẩn chế thuốc, tối thiểu cũng phải trên 3 năm, chi phí vào nuôi cũng phải kể tới 20-30đ một con, trong khi đó giá thu mua rắn hoang dại hiện nay chỉ từ 15đ đến 25đ một bộ ba con: 1 hổ mang, 1 cạp nong và 1 rắn ráo. Nếu tiến hành lấy nọc, thì mỗi con rắn hổ mang 1 lần lấy nọc có thể cho từ 30 đến 100mg nọc khô trị giá 25 đến 80 rúp (giá hối đoái 1 rúp đổi 5,6đ (Việt Nam) 1g nọc rắn khô trị giá 800 rúp (thời giá năm 1960). Nếu chưa mổ ngay mà nuôi thêm một tháng nữa thì con rắn lại có thể cho ta thêm một lượng nọc như vậy nữa, một năm có thể lấy nọc 6-10 lần.
- Cách lấy nọc đơn giản nhất là để con rắn cắn vào miệng một đĩa petri. Lấy tay xoa và bóp nhẹ vào hai tuyến nọc ở sau tai, nọc sẽ chảy vào đĩa. Chú ý đừng bóp mạnh quá, nọc chảy ra sẽ lẫn dãi và máu làm giảm chất lượng nọc thu được. Nọc lúc mới chảy ra lỏng và hơi sánh, màu hơi vàng nhạt. Có thể làm đông khô hay làm khô trong bình làm khô có chứa silicagen. Nọc khô có thể bảo quản hàng chục năm vẫn còn hoạt tính. Nọc này được dùng làm thuốc hay xuất khẩu. Phải bảo quản theo chế độ thuốc rất độc vì chỉ sơ ý có thể gây chết người.
C. Thành phần hóa học
- Về thịt rắn, ít thấy tài liệu nghiên cứu. Chỉ mới biết trong thịt rắn có chất protit và chất mỡ, còn các chất khác chưa biết. Năm 1958, hệ dược của Viện y học Bắc Kinh có nghiên cứu thịt rắn ở Bắc Kinh thấy trong thịt rắn có 0,55% chất saponozit.
- Về mật rắn cũng ít thấy tài liệu nghiên cứu. Theo Diệp Quyết Tuyền ghi lại thì trong mật rắn (xà đởm) có cholesterin, axit panmilic, axit stearie và taurin. Nhưng đó cũng chỉ là những chất thường thấy trong mật của nhiều con vật khác chứ không phải là những chất đặc biệt gì. Xác rắn lột có kẽm oxy và titan oxyt.
- Nọc độc của rắn được nghiên cứu tương đối kỹ hơn. Nhưng vì rắn gồm nhiều loại cho nên đây chỉ là một số nét chung. Hiện nay người ta mới biết rằng nọc rắn độc không phải do một chất ancaloit hay glucozit nào, mà có lẽ do các chất men (enzym) như proteaza, photphatidaza hoặc là do các phức chất tác động trên tổ chức thần kinh hoặc trên máu và thành mạch máu.
- Căn cứ vào những triệu chứng khi bị rắn độc cắn, người ta chia nọc rắn ra làm hai loại độc tính: Một loại tác động trên tổ chức thần kinh gọi là norotoxin (neurotoxin) và một loại tác động trên máu và thành mạch máu nhỏ (vi huyết quản) như là hemolyxin, hemoragin (hemolysin, hemorragin). Những chất độc trong rắn thuộc lại zootoxin (zootoxin là chất độc trong động vật). Trong những zootoxin, ta có thể gặp các chất ophiotoxin, chất crotaloroxin là những chất không chứa nitơ và không có những hoạt chất proteie. Những chất đó không thẩm thấu và có thể coi như những saponozit động vật. Chất crotalotoxin C34H54O21 là chất độc của một loại rắn Crotalus adamanteus. Chất này không có tinh thể tan trong 50 phần nước, cho một dung dịch có phản ứng hơi axit, khi lắc gây nhiều bọt, không tan trong ête, trong cồn và trong clorofoc.
- Chất ophiotoxin hay cobratoxin C17H26O10, nọc độc của một loại rắn hổ mang Naja tripudians là một chất trắng vàng nhạt, tan trong nước, khi bảo quản cần tránh không khí và độ ẩm để giữ nguyên vẹn hiệu lực. Người ta dùng chất này để chữa những u ác tính (tu-meur maligne) và những trường hợp đau dai dẳng (algie tenace). Nó làm hết đau đớn và các thương tổn giảm dần có lẽ là vì nọc độc gây ra sự tạo thành chất lyzoxitin (lysocithin) este- glyxero a panmito a photphoric của chất cholin do thủy phân một phần chất lexitin với sự giải phóng axit oleie.
- Ngoài những độc tố (toxin) trên người ta còn chiết được từ nọc độc một số rắn độc (Crotalla spectabilis, Crotalia retusa) chất ancaloit gọi là monocrotalin C16H23C6N do sự kết hợp giữa axit monocrotalic C8H12O5 và một có nitơ. Trong nọc rắn người ta thấy có lượng rất cao chất kẽm (Zn), ion kẽm cần thiết cho tác dụng của nọc rắn và đóng vai trò giống như vai trò của các ion kim loại trong các men (diastaza). Chất neurotoxin của rắn hổ mang cobra bị khí sunfuarơ (SO2) làm mất tác dụng. Khi tiêm mạch nhỏ giọt nọc độc của rắn hổ mang cobra vào phổi mèo hay chuột bạch sẽ gây giải phóng chất histamin.
- Trên những tế bào ung thu và nhân những tế bào ung thư hình như nọc rắn độc hổ mang cobra giải phóng những chất có thể phá hủy các tế bào đó. Đối với ung thư tuyến (adenocarcicom) của chuột nhắt, nọc rắn có tác dụng tốt có thể làm tiêu tan hoàn toàn. Tuy nhiên không phải nọc rắn nào cũng có những tác dụng nói trên. Dù sao hiện nay người ta cũng nghiên cứu dùng nọc độc của rắn để chữa ung thư, đặc biệt dùng nọc độc của rắn độc họ Colubridae làm chất độc tố thần kinh đối với những cơn đau do ung thư và nọc rắn độc thuộc họ Crotalinae làm chất hoại tử trên những u ác tính. Cũng cần chú ý rằng dung dịch nước của nọc rắn không để lâu được. Nhưng nọc rắn độc sấy khô giữ độc tính được lâu và toàn vẹn.
D. Triệu chứng bị rắn cắn và một số cách điều trị trong nhân dân
- Trong những loài rắn độc kể trên, người ta đã biết độ độc của một số nọc. Loài rắn cạp nia (Bungarus Candidas) thuộc loại độc nhất, chỉ cần 1,5mg nọc là đủ làm chết người cân nặng khoảng 50-60kg, loài hổ mang Naja-naja cần khoảng 20mg và nọc loài cạp nong Bungarus fasciatus cần chừng 30 đến 50mg.
- Khi bị rắn cạp nia cắn thường lúc mới không thấy đau chỉ tê tê, do đó nhiều người không chú ý mà bị chết. Chỗ bị cắn không bị sưng, không màu, nhưng thịt co giật như khi tiêm nhiều strycnin, nhiễm độc tới đâu thì co giật tới đó, vết cắn mềm như thường, đặc biệt dù có buộc garô cũng không tím, chỉ hơi đỏ thôi, gây chảy máu (đau bụng) rồi ngạt thở mà chết, máu không đông chảy ở hậu môn và ở âm đạo nếu là phụ nữ. Cần chú ý cứu chữa hết sức sớm. Kinh nghiệm nhân dân hễ thấy đau bụng là bắt đầu khó cứu sống. Rắn hổ mang cắn cũng dễ chết. Tê liệt trung tâm hô hấp. Hiện tượng nhiễm độc (curare) ở những bản vận động (plaque terminate) của những dây thần kinh, đặc biệt dây thần kinh của cơ hoành, giãn những mạch nội tạng (vaisseaux splanchniques), hiện tượng co tiểu động mạch và mao mạch.
- Khi bị rắn cắn, ngoài việc mở rộng vết thương và trên vết thương độ 1-2cm để nặn cho ra thật nhiều máu và dác để rút máu cho đến khi hết hay đỡ đau nhức, nhân dân thường dùng nhiều loại thuốc cho uống và đắp, ở đây chỉ ghi một số thuốc phổ biến nhất.
- Uống thuốc hội hay rượu hội chế theo đơn sau: Ngũ linh chi 20g, xuyên bối mẫu 24g, sinh nam tinh 24g, bạch chỉ 24g, quế 24g, bạch thược 12g, bạch đậu khấu 24g, hà thủ ô đỏ 40g, thanh phàn 24g, bào sơn giáp 24g, hùng hoàng 40g. Tất cả các vị thuốc tán nhỏ, ngâm với 1,5 lít rượu 35-40° trong 10 ngày, lấy ra cho uống. Nếu cần ngay có thể đun cách thủy trong 4 giờ, hoặc nếu cấp cứu thì nấu sôi trong bình có ống lạnh thẳng đứng trong 1 giờ là đem ra dùng được.
- Khi bị rắn cắn, tùy theo nặng nhẹ, cho uống ngày 50ml rượu hội này, sau đó cứ cách 5 đến 10 phút lại uống 1 lần. Một ngày tối đa uống 150ml đến 200ml. Ngoài việc uống rượu hội còn dùng bông thấm rượu hội xoa và băng nhẹ vào vết cắn để lấy nọc ra.
- Tiếp tục ngày nào cũng uống cho đến khi hết đau nhức. Ngoài bài thuốc hội nói trên trong nhân dân còn dùng những vị thuốc khác như giã lá bồ cu vẽ vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn, lá hay rễ đu đủ giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn, tỏi, lá ớt v.v… Nhưng kinh nghiệm dùng rượu hội đem nhiều kết quả hơn cả cho nên hiện nay xí nghiệp dược phẩm của ta đã sản xuất thuốc hội để dùng chữa rắn cắn phối hợp vơi những phương pháp của tây y.
E. Công dụng và liều dùng
- Thịt rắn được đông y coi là một vị thuốc bổ có công dụng chữa những bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật, chữa nhọt độc, bị cảm trợn mắt miệng méo (kinh phong v.v…).
- Ngày uống 4 đến 12g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc. Tính chất thịt rắn ghi trong sách cổ đông y là vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc, vào kinh can. Có tác dụng khử phong thấp, định kinh giản, những người huyết hư sinh phong thì không dùng được.
- Mật rắn thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, đau lưng, nhức đầu khó chữa. Có khi ngâm với rượu mà uống. Trong sách cổ ghi là mật rắn có độc, dùng với liều thấp.
- Xác rắn (xà thoái) là xác con rắn bỏ lại khi nó lột-Periostracum Sesrpentis. Trong sách cổ ghi xác rắn tính bình, vị ngọt, mặn, không độc vào can kinh. Có tác dụng khứ phong, sát trùng, tan mộng, dùng chữa những chứng kinh nguy hiểm của trẻ em, sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ. Ngày dùng 6 đến 12g dưới hình thức thuốc sắc hay đốt cháy mà dùng. Nọc rắn độc. Ở nước ta, cho đến gần đây, hầu như chưa khai thác và sử dụng nọc rắn độc làm thuốc. Nhưng tại nhiều nước, đặc biệt các nước châu Âu, người ta dùng nọc rắn chế thành thuốc tiêm hay thuốc xoa bóp để giảm đau trong những bệnh hủi, ung thư, viêm thần kinh (như những thuốc viperalgin, cobratoxin…), chữa bệnh ưa chảy máu (như thuốc venostat, reptilaze…).
- Nọc rắn còn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, hạ huyết áp trong bệnh cao huyết áp. Nhưng phổ biến nhất có loại thuốc xoa dùng chữa thấp khớp, viêm cơ mang tên Vipratox (Cộng hòa liên bang Đức), Viprosalum (Liên Xô cũ). Mỗi 100g thuốc Vipratox có 0,1mg nọc rắn, 6g salixylat metyl và 3g long não. Trên cơ sở những vị thuốc chữa đau nhức thấp khớp sẵn có trong nước, chúng tôi đã chế một loại thuốc xoa bóp có nọc rắn gồm có: Nọc rắn hổ mang khô 0,1 mg, tinh dầu quế 1ml, tinh dầu hồi 1ml, tinh dầu khuynh diệp 5ml, tinh dầu hương nhu 0,5ml, long não 3g, tá dược (kem stearat natri) vừa đủ cho 100g thuốc. Khi dùng lấy 3-5g thuốc này bôi lên nơi đau, xoa bóp cho đều. Ngày xoa 1 đến 2 hoặc 3 lần (Đỗ Tất Lợi, Trần Kiên và cộng sự-Dược học 6-1976).
- Tại nước ngoài và ở cả trong nước chúng tôi cũng đang cho chế để dùng thí nghiệm ở nước ta thuốc tiêm nọc rắn: Mỗi ống 1ml chứa 0,1 mg nọc rắn khô hòa tan trong thanh huyết mặn đẳng trương. Qua những thí nghiệm đã tiến hành, chúng ta biết rằng nọc rắn hổ mang có tác dụng giảm đau kéo dài mà không gây nghiện, thường dùng trong những trường hợp đau ung thư. Ngày đầu người ta tiêm 0,5ml chứa 0,05 nọc rắn hoặc 5 đơn vị chuột là lượng nọc cần thiết để giết chết một con chuột nhắt nặng 25g. Chỉ tiêm dưới da hay tiêm bắp. Tuyệt đối không tiêm mạch máu. Trước khi tiêm, không làm sát trùng da bằng cồn iốt vì cồn có tác dụng hủy nọc rắn. Thường 7-8 ngày mới tiêm một lần. Những lần sau, nếu bệnh nhân chịu thuốc có thể tăng liều tiêm lên 0,6ml, 0,7ml đến 1ml một lần. Nếu bệnh nhân không chịu, thì ngừng thuốc.
- Đơn thuốc rượu rắn của hãng huyện Hoài Đức (Hà Tây); Rắn 10 bộ (gồm 10 con hổ mang, 10 cạp nong, 10 rắn ráo), mỗi bộ phải nặng tối thiểu 1kg, thiên niên kiện 1kg, cẩu tích 1kg, huyết giác 1kg, ngũ gia bì 1kg, hà thủ ô đỏ 1kg, kê huyết đằng 1,5kg, trần bì 0,3kg, tiểu hồi 0,2kg, rượu và đường vừa đủ 1001. Đóng chai 250ml hoặc 500ml. Người lớn mỗi ngày uống 1 cốc con 30ml trước khi đi ngủ. Phụ nữ có thai không dùng được. Dùng chữa chân tay nhức đau, sưng khớp xương, mỏi trong xương.
- Đơn thuốc có thịt rắn. Dùng thịt một bộ 3 con hay 5 con đã cắt bỏ đầu và đuôi, mổ bỏ ruột, tẩm rượu gừng rồi sấy khô hay nướng cho vàng thơm. Giã thật nhỏ như làm ruốc. Cho vào rượu ngâm theo tỉ lệ một phần thịt rắn, 3 phần rượu 40°. Ngâm trong 15 ngày trở lên lấy ra uống hằng ngày sau bữa ăn cơm tối, mỗi ngày chỉ dùng 20ml. Dùng chữa tê liệt, đau thấp khớp xương sưng đau, cảm rồi bị tê liệt, bán thân bất toại, mụn nhọt, dùng làm thuốc bổ.
- Thực tế có thể dùng 3 con rắn giống nhau hay khác nhau cũng được. Nhiều người thường dùng ngâm với thịt rắn những vị thuốc khác như hồi, quế, thiên niên kiện, huyết giác, hà thủ ô v.v… nhưng có thể chỉ riêng thịt rắn không thôi cũng đủ; để cho thơm dễ uống có thể thêm ít trần bì, quế…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp