✴️ Đờm có máu là bệnh gì? Khi nào cần được điều trị?

Nội dung

Nguyên nhân khiến đờm có máu

Hiện tượng đờm có máu có thể do nhiều căn nguyên khác nhau. Người ta cũng thống kê những nguyên nhân có thể làm thương tổn vùng họng và dẫn đến hiện tượng khạc đờm ra máu đó là:

  • Do bị tổn thương đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi xung huyết, viêm họng,…. từ đó chúng tác động và làm vỡ các mạch máu ở vùng tai mũi họng từ đó dẫn đến hiện tượng lẫn máu trong đờm.
  • Do tổn thương đường hô hấp dưới như viêm phế quản, lao phổi, viêm phổi,…
  • Do chứng bệnh rối loạn đông máu.
  • Do một số bệnh lý về tiêu hóa: khi các dịch vị axit ở dạ dày trào ngược lên sẽ gây tác động đến niêm mạc họng, kích thích xung huyết, khiến người bệnh buồn nôn thậm chí là nôn lên làm cho các mạch máu tại đây bị tác động và chảy máu.

 

Đờm có máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

dom-co-mau-la-benh-gi-2

Trong trường hợp xấu đó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi.

Ho, kèm theo khạc đờm có lẫn máu là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm phế quản mạn, u phổi, hang lao ở phổi, viêm amidan mạn,…Đây là những bệnh có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu đó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi. Đặc biệt, đối với những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lâu dài thì càng cần cảnh giác với triệu chứng này.

Với người bị ung thư phổi, đây là triệu chứng đầu tiên. Bên cạnh đó bệnh còn có thể gây khó thở, đau ngực, nhưng không có cảm giác khó chịu trong cổ họng. Nhưng đối với người mắc ung thư vòm họng, ở giai đoạn đầu, người bệnh có khản giọng và cổ họng khó chịu. Trong giai đoạn tiến triển hoặc di căn, người bệnh bị đau họng trầm trọng hơn khi nuốt, ho, đờm có mủ, máu và mùi hôi.

dom-co-mau-la-benh-gi-

Bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi đờm có máu

 

Cách phòng ngừa và điều trị tình trạng khạc đờm có lẫn máu

Nếu khạc đờm có lẫn máu do bệnh viêm họng hay các bệnh lý viêm nhiễm khác, người bệnh có thể điều trị khỏi bằng cách uống thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, có thể kết hợp với thuốc long đờm để dễ khạc đờm hơn.

Đối với trường hợp kéo dài, người bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết để được tư vấn điều trị và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top