✴️ Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị viêm ngoài màng tim

Viêm màng ngoài tim là tình trạng nhiễm trùng màng ngoài tim, màng dạng túi bao xung quanh tim. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Ở nhiều trường hợp, nguyên nhân của viêm màng ngoài tìm còn chưa rõ, nhưng nó có thể lây hoặc không lây và là bệnh phổ biến nhất của màng ngoài tim.

Nguyên nhân

Túi màng ngoài tim, hay màng ngoài tim, bao gồm hai lớp, được ngăn cách bởi một lượng nhỏ dịch. Dịch này giữ cho chuyển động giữa hai lớp màng được trơn tru.

Nếu màng ngoài tim bị nhiễm trùng và sưng phù, hai lớp sẽ tiếp xúc với nhau, gây ra ma sát.

Trong nhiều trường hợp, không tìm được nguyên nhân chính gây viêm màng ngoài tim. Do đó nó còn được gọi là viêm màng ngoài tim vô căn. Nhiều trường hợp được cho là do nhiễm vi rút mà không phát hiện được.

Các loại vi rút sau có liên quan đến viêm màng ngoài tim cấp tính:

  • Enterovirus, bao gồm cả cảm lạnh thông thường và viêm màng não do vi rút;
  • HIV;
  • Sốt viêm tuyến bạch cầu;
  • Herpes simplex;
  • Cytomegalovirus;
  • Adenoviruses bao gồm viêm phổi và viêm phế quản;
  • Bệnh cúm mùa;
  • Viêm gan C.

Viêm màng ngoài tim thường xuất hiện sớm sau một cơn đau tim. Điều này được cho là do các cơ tim bên dưới bị kích thích. Tương tự, viêm màng ngoài tim có thể xảy ra sau phẫu thuật tim.

Thỉnh thoảng, viêm màng ngoài tim sẽ xảy ra vài tuần sau một cơn đau tim hoặc phẫu thuật, điều này còn được gọi là hội chứng Dressler. Trong trường hợp này, nguyên nhân có khả năng là do bệnh tự miễn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng mô tim chết đi vào máu và hoạt động như một kháng nguyên, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Cơ thể phản ứng nhầm với các mô của tim và màng ngoài tim.

Các nguyên nhân khác của viêm màng ngoài tim bao gồm:

  • Rối loạn nhiễm trùng hệ thống, bao gồm viêm khớp dạng thấp hoặc lupus;
  • Chấn thương;
  • Suy thận;
  • Ký sinh trùng;
  • Xạ trị;
  • Nấm, như histoplasmosis và Candida;
  • Các tình trạng tiềm ẩn, như AIDS, ung thư và bệnh lao;
  • Suy giáp;
  • Một số loại thuốc, bao gồm penicillin, warfarin và phenytoin.

nguyên nhân

Chẩn đoán

Ban đầu, bác sĩ sẽ nghe lồng ngực. Khi các lớp màng ngoài tim cọ xát với nhau, chúng có thể tạo ra một âm thanh đặc biệt.

Các xét nghiệm tiếp theo sẽ được sử dụng để kiểm tra xem có bị nhồi máu cơ tim không, có dịch tụ trong túi màng ngoài tim không hay có bất kì dấu hiệu nhiễm trùng nào không.

Các công cụ chẩn đoán sau có thể được sử dụng:

  • Chụp Xquang ngực: Xquang ngực sẽ hiển thị hình dạng của tim, cho biết nó có bị phì đại do tụ dịch hay không.
  • CT-scan: CT có thể cho ra hình ảnh chi tiết hơn về tim so với tia X tiêu chuẩn và loại trừ các vấn đề có thể xảy ra khác như cục máu đông ở phổi và rách động mạch chủ.
  • MRI tim: Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến và từ trường, kỹ thuật này cho hình ảnh chính xác về chiều rộng của thành tim.
  • Siêu âm tim: Phương pháp này cho một hình ảnh chi tiết của tim bằng cách sử dụng sóng âm.
  • Điện tâm đồ (ECG): Các miếng dán và dây được dán vào ngực để đo hoạt động điện của tim.

Điều trị

Cách điều trị viêm màng ngoài tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân phía sau. Trong những trường hợp nhẹ, có thể chọn không làm gì vì bệnh thường tự khỏi

Khi cần thiết, điều trị đầu tiên là dùng thuốc.

Thuốc

Điều trị nội khoa bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: các loại thuốc như aspirin hay ibuprofen, có thể làm giảm phần lớn các cơn đau và nhiễm trùng trong viêm màng ngoài tim. Thuốc giảm đau khác cũng có thể được sử dụng nếu cần thiết nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Colchicine (Colcrys): Nếu viêm màng ngoài tim rất đau hoặc tái phát, có thể kê tóa colchicine. Thuốc này có tác dụng chống viêm, có thể giảm thời gian và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, nhiều người mắc các bệnh hiện có như bệnh gan hoặc thân, sẽ được khuyên không nên dùng nó. Các tác dụng phụ bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Corticosteroid: Nếu cả hai lựa chọn đầu tiên đầu không có tác dụng, có thể sử dụng corticosteroid. Nếu tiêm steroid trong đợt viêm màng ngoài tim, người bị viêm màng ngoài tim có nhiều khả năng bị tái phát. Vì lí do này, chúng là lựa chọn cuối cùng. Các tác dụng phụ bao gồm tăng cân, thay đổi tâm trạng và tăng tiết mồ hôi.

Các thủ thuật khác

Nếu dùng thuốc không hiệu quả, lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Chọc dò màng ngoài tim: Một ống nhỏ được đưa vào khoang màng ngoài tim để dẫn lưu dịch. Ống có thể được đặt trong vài ngày.
  • Cắt bỏ màng ngoài tim: nếu màng ngoài tim trở nên cứng và gây khó khăn thêm cho tim, toàn bộ màng có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Đây là biện pháp cuối cùng được sử dụng, vì có một rủi ro nhỏ gây tử vong.

Có thể mất từ vài ngày đến vài tháng để hồi phục. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm: Sơ cấp cứu hồi sức tim phổi: mạng sống có thể do bạn quyết định!

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top