✴️ Nguyên nhân và điều trị huyết áp thấp

Nội dung

Huyết áp thấp có thể do di truyền hoặc do quá trình lão hóa. Trong một số trường hợp, một yếu tố tạm thời như mang thai hoặc mất nước là nguyên nhân gây ra. Ở các trường hợp khác, huyết áp thấp là kết quả của một bệnh lý có từ trước hoặc một phản ứng nghiêm trọng.

Thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp điều trị các nguyên nhân tạm thời của huyết áp thấp. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc thay đổi kế hoạch điều trị hiện tại nếu có khả năng gây ra triệu chứng này.

Huyết áp thấp là gì?

Tim bơm máu, liên tục cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan trên cơ thể. Huyết áp là lực của máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu.

Ở một người bị huyết áp thấp, máu chảy qua các tĩnh mạch và động mạch với một lực quá nhỏ.

Các bác sĩ sử dụng hai con số để biểu thị huyết áp. Đầu tiên đề cập đến huyết áp tâm thu, là lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim đập. Chỉ số thứ hai đề cập đến huyết áp tâm trương, là áp lực của máu tác động lên thành mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Chỉ số bình thường là tâm thu nhỏ hơn 120 mm Hg và tâm trương 80 mm Hg. Thông thường bác sĩ sẽ xác định huyết áp thấp nếu dưới 90/60 mm Hg.

Các triệu chứng

Một người bị huyết áp thấp mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, uể oải;
  • Ngất xỉu, chóng mặt;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Mất nước;
  • Khó tập trung;
  • Mờ mắt;
  • Lạnh, da sần sùi;
  • Thở nhanh, hơi thở nông.

triệu chứng của huyết áp thấp

Nguyên nhân nào gây huyết áp thấp?

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, bao gồm thời gian đo huyết áp trong ngày, mức độ hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Huyết áp cũng giảm theo tuổi tác, một số người bị huyết áp thấp bẩm sinh do yếu tố di truyền.

Nguyên nhân tạm thời

Huyết áp của một người có thể thấp hơn bình thường do:

  • Ăn uống;
  • Căng thẳng;
  • Thời gian dài không hoạt động, chẳng hạn như sau khi thức dậy;
  • Mất nước;
  • Thai kỳ.

Tình trạng huyết áp thấp do một số nguyên nhân tạm thời chẳng hạn như mang thai sẽ được chấm dứt sau khi kết thúc thai kỳ. Những trường hợp khác có thể cần thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng các chiến lược chăm sóc hoặc kiểm soát sức khỏe khác.

Nguyên nhân nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn

Một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cũng có thể gây ra huyết áp thấp bao gồm:

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Có thể liên quan đến vitamin B12 hoặc axit folic.
  • Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: Rối loạn này gây ra tụt huyết áp sau khi người bệnh đứng lên trong một thời gian dài.
  • Các vấn đề về nội tiết: Những vấn đề này ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các hormone của cơ thể, ví dụ do suy giáp.
  • Các vấn đề về tim mạch: Những vấn đề này có thể hạn chế khả năng bơm máu của tim;
  • Sốc nhiễm trùng: Đây là một phản ứng có thể đe dọa tính mạng khi bị nhiễm trùng nặng do vi khuẩn.
  • Sốc phản vệ: Đây là một biến chứng có thể đe dọa tính mạng của sốc phản vệ, là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, mất máu do chấn thương có thể dẫn đến huyết áp thấp.

Nguyên nhân do thuốc

Huyết áp thấp đôi khi có thể do sử dụng rượu hoặc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc tăng huyết áp;
  • Thuốc tim, chẳng hạn như thuốc chẹn beta;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương;
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson.

Điều trị

Để giải quyết tình trạng huyết áp thấp, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng của thuốc đang điều trị hoặc sử dụng một số loại thuốc làm tăng huyết áp.

Ngoài ra, một số biện pháp có thể giúp làm tăng huyết áp bao gồm:

  • Uống đủ nước;
  • Hạn chế uống rượu;
  • Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh giàu natri;
  • Sử dụng nước ép trái cây hoặc các loại nước có bổ sung điện giải;
  • Vận động chân sau khi thức dậy để kích thích lưu lượng máu trước khi rời khỏi giường.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Các triệu chứng huyết áp thấp có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và thường ảnh hưởng nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.

Điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào bất thường nghi ngờ huyết áp thấp như chóng mặt và mệt mỏi để có thể xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.

Những người gặp bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào của sốc phản vệ hoặc sốc nhiễm trùng cần được chăm sóc cấp cứu ngay lập tức.

Tóm lược

Huyết áp thấp là tình trạng máu lưu thông với áp lực thấp. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó điển hình là chóng mặt và buồn nôn.

Huyết áp có sự dao động tự nhiên trong ngày và nó giảm dần theo tuổi tác. Huyết áp thấp kéo dài có thể do một vấn đề tạm thời, các bệnh mãn tính hoặc một trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như sốc nhiễm trùng.

Nếu có các triệu chứng thường xuyên và liên tục của huyết áp thấp nên đi khám bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.

Xem thêm: Huyết áp thấp và những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn

Có thể bạn quan tâm: Huyết áp tâm trương thấp: Nguyên nhân, điều trị và những khuyến cáo

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top