Khi tim bạn đập quá nhanh, có thể bạn sẽ mắc chứng tim đập nhanh. Với người trưởng thành, tim đập nhanh là khi nhịp tim trên 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tuổi và tình hình sức khoẻ chung để xem xét tình trạng tim đập quá nhanh.
Có rất nhiều loại tim đập nhanh khác nhau. Phân loại phụ thuộc vào nguyên nhân và phần tim bị ảnh hưởng. Đôi khi, tim đập nhanh có thể chỉ là tạm thời, nhưng nhiều khi đó là bệnh lý.
Một số nguyên nhân có thể gây tim đập nhanh bao gồm:
Khi tim bạn đập quá chậm, bạn có thể mắc phải hội chứng tim đập chậm. Tim đập chậm thường được định nghĩa khi nhịp tim dưới 60 lần/phút.
Với vận động viên điền kinh và những người thường xuyên luyện tập thể thao, nhịp tim dưới 60 lần/phút được coi là bình thường và thậm chí là khoẻ mạnh.
Một số nguyên nhân khiến tim đập chậm bao gồm:
Cả trường hợp tim đập chậm và tim đập nhanh đều là dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn. Nếu bạn xuất hiện cả 2 trường hợp, bạn có thể đang có một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào đó cần được lượng giá và điều trị.
Tim đập nhanh có thể là do các vấn đề sau:
Nếu bạn có nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm trong một thời gian dài, đó có thể là do rất nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu nhịp tim của bạn thường xuyên nhanh trên 100 lần/phút hoặc dưới 60 lần/phút (và bạn không phải là vận động viên).
Ngoài nhịp tim, bạn cũng nên theo dác, các triệu chứng khác bao gồm:
Bác sỹ sẽ sử dụng rất nhiều công cụ chẩn đoán để chẩn đoán tình trạng của bạn, bao gồm:
Một khi đã được chẩn đoán, bác sỹ sẽ trao đổi và làm việc với bạn để phát triển kế hoạch điều trị và kiểm soát tình trạng của bạn.
Phụ thuộc vào kết quả của các chẩn đoán xét nghiệm, bác sỹ có thể sẽ giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa tim mạch để điều trị và dự phòng các vấn đề tim và mạch máu liên quan.
Bạn nên đặt mục tiêu chăm sóc tốt cho trái tim của bạn. Những việc này bao gồm thường xuyên luyện tập, ăn chế độ ăn tốt cho trái tim và duy trì cân nặng khoẻ mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên lập kết hoạch đến thăm bác sỹ thường xuyên. Việc này không chỉ là một thói quen tốt mà còn giúp phát hiện sớm các vấn đề như tăng cholesterol máu hoặc bất thường về huyết áp.
Nếu bạn vốn đã có bệnh tim mạch, bạn nên kiểm soát cẩn thận tình trạng bệnh tật của bạn và duy trì kế hoạch điều trị. Uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sỹ và báo cáo lại bất cứ triệu chứng nào mới xuất hiện hoặc triệu chứng nào đang diễn biến xấu đi.
Một số biện pháp dự phòng và giúp trái tim bạn luôn khoẻ mạnh bao gồm:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh