Viêm ruột thừa là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh, chỉ 6-8 giờ là có thể vỡ. Do đó, nắm được hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ em sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Đây là một trong những hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ em đầu tiên. Cơn đau thường bắt đầu từ rốn sau đó lan sang phần bụng dưới bên phải. Thông thường, trẻ không thể giải thích được rõ ràng sự đau đớn của mình, nhưng phụ huynh có thể ấn vào khu vực giữa bụng và giữ nguyên. Nếu cơn đau trở nên dữ dội sau khi ấn mạnh tay vào, đó là dấu hiệu của đau ruột thừa.
Trẻ bị viêm ruột thừa có thể sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C. Nếu sốt cao rất có thể ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa có nhiều điểm giống nhau với triệu chứng của viêm dạ dày do vi rút. Tuy nhiên, khi có nôn kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải và không giảm dần theo thời gian, rất có thể đây là biểu hiện viêm ruột thừa.
Một hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ tiếp theo đó là chán ăn. Theo Healthguidance, sợ thức ăn hoặc không cảm thấy đói cũng là dấu hiệu phổ biến của viêm ruột thừa.
Vì viêm ruột thừa tương tự với các rối loạn tiêu hóa, nên trẻ cũng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Mặc dù vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu như triệu chứng này kèm theo các triệu chứng khác kể trên xảy ra.
Trẻ bị đau ruột thừa thường có xu hướng đi tiểu liên tục và không thể kiểm soát bàng quang như lúc bình thường.
Co cứng thành bụng là một dấu hiệu của viêm ruột thừa khi kết hợp với các dấu hiệu khác. Mặc dù vậy, triệu chứng này thường xảy ra sau khi đau bụng. Lưu ý, cơn đau thường tăng dần và ruột thừa có thể bị vỡ ra làm nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các chuyên gia y tế, viêm ruột thừa ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác của dạ dày. Muốn xác định chính xác có viêm ruột thừa hay không, trẻ cần khám thực thể ở vùng bụng, xét nghiệm bệnh học và xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, CT scan trong trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh khác.
Để tránh tình trạng phát hiện muộn, phụ huynh cần đưa con đi khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh