✴️ Vị thuốc từ Ngựa

Nội dung

1. Mô tả

Động vật có vú, ăn cỏ, cỡ trung bình, nặng 140 – 170 kg. Thân, đầu và cổ dài, có bờm. Lưng thẳng, bụng thon. Chân khỏe có một móng guốc ở mỗi chân, gọi là “quốc lẻ”. Đuôi là một túm lông dài và rậm, buông thõng. Thính giác, thị giác và khứu giác rất nhậy cảm. Bộ lông mượt, màu nâu đỏ, nâu đen, xám đen hoặc trắng (loại này hiếm).

Các giống ngựa ở Việt Nam được phân biệt theo địa phương như ngựa Cao Bằng, ngựa Bắc Cạn, ngựa Lai Châu, ngựa Đà Lạt, ngựa Tây Ninh…

Các giống ngựa nổi tiếng trên thế giới như ngựa Mông Cổ, ngựa Ả Rập, ngựa Thảo Nguyên, ngựa Hungari… Chúng đều có thân hình to, cao, vạm vỡ.

2.  Phân bố, sinh thái

Tổ tiên của ngựa nhà ngày nay là ngựa hoang. Ngựa được thuần dưỡng và phát triển nuôi từ cách đây 3000 – 4000 năm, để chuyên chở người, hàng hóa và đồ vật. Người ta còn dùng ngựa đổ cưỡi, kéo xe, đua.

Ngựa mang thai gần 1 năm, mỗi lần chỉ đẻ một con. Khoảng 2 năm, mới đẻ một lần. Người ta đã lai tạo từ ngựa và lừa được con la để phục vụ kinh tế và sản xuất tốt hơn.

3.  Bộ phận dùng

Thịt ngựa (mã nhục), sữa ngựa (mã nhũ), xương ngựa (mã cốt), phân ngựa (mã phẩn), sỏi trong dạ dày và ruột ngựa (mã bảo).

Ngoài ra, dương vật, gan, phổi và máu ngựa cũng được sử dụng.

Cách lấy mã bảo: Khi giết ngựa (con vật có bệnh), mổ dạ dày, ruột, lấy sỏi ra rửa sạch, phơi khô. Có thể thu hoạch mã bảo quanh năm. Dược liệu có kích thước đa dạng, có thể hình cầu, hình trứng hoặc hình tròn dẹt, to nhỏ không đều, nặng 0,5 – 2 kg, dày 0,3 – 1 cm. Mặt ngoài màu lục nhạt hoặc trắng, có nhiều vân nhỏ lộn xộn. Mặt cắt có màu xám nhạt, có vân nhỏ đồng tâm. Chất rắn, nặng.

4. Thành phần hóa học

Thịt ngựa chứa 21,5% protid, 5 – 1% lipid, các muối khoáng và vitamin.

Sữa ngựa chứa 2,1% protid (cao hơn sữa mẹ 1,5%), 1,1% lipid và vitamin A, C cao hơn sữa bò, các muối khoáng và nguyên tố vi lượng cũng nhiều hơn các loại sữa khác.

Xương ngựa chứa calci phosphat, keratin, oscein…

5. Tính vị, công năng

  • Thịt ngựa có vị ngọt, tính nóng, có tác dụng bổ gân, cường cơ.
  • Sữa ngựa có vị ngọt, tính bình, có tác dạng thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận táo.
  • Xương ngựa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương.
  • Sỏi dạ dày, ruột ngựa có vị mặn, tính lạnh, có tác dụng trấn kinh, hóa đờm.

6. Công dụng

  • Thịt ngựa là khẩu phần quan trọng và chủ yếu của dân tộc Mông Cổ trong bữa ăn hàng ngày. Người dân nước này quan niệm rằng ngựa là con vật rong ruổi khắp thảo nguyên không biết mệt mỏi, bền bỉ với thời gian, chịu đựng được mọi khắc nghiệt của thiên nhiên. Do đó, ăn thịt ngựa thì trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên vạm vỡ, cường tráng và người già không đau nhức, sống lâu. Người ta chế biến thịt ngựa thành những món ăn – vị thuốc hợp khẩu vị.
  • Sữa ngựa: Theo truyền thống, để trở nên tỉnh táo, nhanh nhẹn, những người dân du mục có cuộc sống gắn liền vói con ngựa thường uống sữa ngựa. Sữa ngựa được dùng rất phong phú và đa dạng. Sữa tươi pha ít đường trắng, đun sôi, uống hàng ngày là thuốc bổ, sinh huyết, dễ tiêu, chữa ho, ráo phổi. Ở Đức, người ta dùng sữa ngựa để phục hồi sức khỏe mau chóng cho người bị lao phổi và bệnh mạn tính. Ở Nga, sữa ngựa được pha chế thành sữa chua (một loại nước uống sủi bọt có độ rượu thấp khoảng 3%) để dùng giải khát và tăng lực rất tốt cho những người thường xuyên chịu tác động của khí hậu thảo nguyên ở miền nam. Các bác sĩ ở Liên Xô trước đây đã phát hiện nhiều ưu điểm của sữa ngựa chua như nâng cao khẩu vị, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt, tăng hưng phấn khi mệt mỏi, chữa khỏi bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, bài tiết – sinh dục, hệ thần kinh và nhiều loại bệnh ngoài da. Đã có khoảng 10 cơ sở chữa bệnh bằng sữa ngựa chua. Ở Mông cổ, người dân lại có tập quán lâu đời dùng rượu sữa ngựa để bồi dưỡng, làm giảm béo chữa thiếu máu, bệnh lao phổi. Rượu mang tên Arok được làm theo cách sau: Đựng sữa ngựa trong một túi da, lấy đũa khuấy đều. Khoảng 7-10 ngày, sữa có mùi chua. Lấy ít rượu sữa ngựa của năm trước cho vào túi đựng sữa và 10 ngày sau là thành rượu. Có thể dùng rượu sữa ngựa quanh năm. Ở một số nước, các thầy thuốc khoa nhi khuyên nên dùng sữa ngựa bổ sung cho trẻ thiếu tháng.
  • Xương ngựa (thường là ngựa bạch) được nấu thành cao để chữa cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi dẻ, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn. Thuốc cũng rất tốt đối với người cao tuổi. Liều dùng hàng ngày: 5 – 10 g cao thái miếng ăn trực tiếp hoặc ăn với cháo nóng. Có thể trộn cao với mật ong (1 thìa), hấp cách thủy rồi ăn hoặc ngâm cao (100 g) trong 1 lít rượu 40° (để lâu càng tốt), mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Không dùng rượu cao ngựa cho trẻ em. Kiêng kỵ: Các chất tanh như tôm, cá, cua, chất cay (tỏi, ớt, hạt tiêu), nước chè đặc, măng, đậu xanh, rau muống.

Cách nấu cao xương ngựa giống như nấu cao xương đẽ (xem mục Dê). Thông thường từ một bộ xương ngựa, có thể nấu được  5 – 6 kg cao đặc. Cao có màu nâu vàng, để lâu màu sẫm hơn, đóng thành bánh 100 g, tan trong rượu mạnh thành màu trắng sữa. Cao ngựa bạch ngày xưa chỉ được dùng cho vua chúa.

Có thể tận dụng bã xương ngựa đã nấu cao để bào chế thành bột xương theo cách làm sau: Bã xương đem rửa sạch, phơi khô, rồi nung ở lò than đang cháy đỏ trong 15 phút. Xương nung xong trở nên nhẹ, xốp, trắng muốt như thạch cao, dễ vỡ. Cho xương đã nung vào máy xay hoặc cối đá, giã và rây thành bột mịn. Đổ bột này vào nước trong và sạch với tỷ lệ 1kg bột xương với 3 lít nước. Đun sôi trong 1 giò. Để nguội, gạn lấy bột đem phơi hoặc sấy khô. Rây lại cho bột thật mịn. Khi dùng, mỗi lần uống 5 – 10 g bột pha với nước dường loãng. Bột bã xương ngựa cũng là thuốc bổ xương và chữa được bệnh đau dạ dày thừa vị toan và bệnh tiêu chảy.

  • Sòi trong dạ dày, ruột ngựa được dùng chữa co giật, điên cuồng, động kinh. Ngày uống 0,3 – 1 g dưới dạng thuốc bột.
  • Phăn ngựa đốt cháy thành than, uống 4 g mỗi lần với rượu chữa phạm phòng; phối hợp với đậu đỏ, Lượng bằng nhau, đốt tồn tính, tán bột, ngày uống 4-8 g vói rượu chữa thổ huyết (Nam dược thần hiệu). Để ‘chữa đau bụng co thắt dữ dội, lấy phân ngựa (40 g, sao đen) trộn với hoàng thổ (40 g, sao qua), tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày dùng 10 – 20 g uống với ít rượu hâm nóng (Lương y Vũ Văn Kính).
  • Dương vật ngựa phối hợp với nhục thung dung (lượng mỗi thứ 20 g) tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 6 g trước bữa ăn. Chữa liệt dương.
  • Móng chân ngựa đốt thành than, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn, bôi ngày 3 lần, chữa trĩ ngoại. Nước dái ngựa, bôi hàng ngày chữa vú sưng cứng rắn (Nam được thần hiệu).

Từ huyết tương đã miễn dịch của ngựa được tiêm nhiều lần với lượng nhỏ nọc độc của rắn, người ta đã sản xuất huyết thanh đặc trị rắn độc cắn. Và từ máu ngựa có thai, chất kích dục tố đã được chiết tách với tác dụng làm giảm tỷ lệ vô sinh, tăng sinh sản ở gia súc và gia cầm, rút ngắn thời gian giữa hai lứa đẻ. Chất này cũng được pha chế dạng huyết thanh để sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam.

Ngoài ra, máu ngựa còn được nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học khác như huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh và kháng tụ cầu trùng vàng để điều trị các bệnh nhiễm trùng máu và vết bỏng, huyết thanh chống uốn ván…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top