Lipoprotein (a), hoặc Lp (a), là một loại protein vận chuyển cholesterol trong máu. Mức độ cao của Lp (a) trong máu có thể làm tăng khả năng hình thành các mảng xơ vữa hoặc huyết khối trong động mạch.
Do tác dụng này, Lp (a) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, việc thực hiện các bước để kiểm soát mức cholesterol có thể giúp giảm nguy cơ này.
Lipoprotein là một loại protein vận chuyển cholesterol trong máu. Có hai loại lipoprotein chính: cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), mà mọi người có thể gọi là cholesterol tốt, và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay cholesterol xấu.
Cơ thể cần một lượng cholesterol nhất định để hoạt động tốt. Cholesterol đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể và cần thiết cho việc duy trì cấu trúc tế bào và sản xuất hormone steroid. Mức độ cao của HDL cholesterol thậm chí có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, nồng độ cholesterol LDL cao có thể gây ra chứng xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lp (a) là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng Lp (a) có thể khiến cholesterol LDL hình thành mảng bám trên thành mạch máu, dẫn đến thu hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu và làm xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Ngoài ra, apolipoprotein (a), một loại protein tạo nên một phần của Lp (a), có thể ngăn chặn các enzym làm tan huyết khối, từ đó có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch.
Các yếu tố di truyền dường có vai trò trong việc quyết định một người có mức Lp (a) cao hay không. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến chúng.
Một thống kê cho thấy rằng khoảng 20% dân số thế giới có mức Lp (a) tăng cao.
Xét nghiệm Lp (a) không phải là một xét nghiệm thường quy. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể kiểm tra mức Lp (a) của một người tiền sử gia đình của họ không rõ hoặc có:
Xét nghiệm Lp (a) không cần thiết phải chuẩn bị trước. Tuy nhiên, cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh việc sai lệch kết quả đối với các chỉ số xét nghiệm đi kèm khác.
Một người có thể nhận được kết quả xét nghiệm với mức lipid bình thường mà vẫn có mức Lp (a) tăng cao. Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra mức Lp (a) cao bao gồm:
Trong một số trường hợp, nồng độ estrogen thấp có thể khiến mức Lp (a) tăng lên. Đối với phụ nữ mãn kinh, bác sĩ có thể kiểm tra thêm để tầm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mặc dù trường hợp này rất hiếm.
Có nhiều tài liệu hướng dẫn khác nhau về giới hạn đối với mức Lp (a) cao. Các dấu hiệu mức Lp (a) cao cũng có thể khác nhau giữa các cá nhân, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ và tình trạng sức khỏe đi kèm.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc giảm mức Lp (a) xuống dưới 50 mg/dl là ngưỡng phù hợp, mặc dù mức trên 25–30 mg/dl vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lớn có nguy cơ bị đau tim và bệnh mạch vành nếu có mức Lp (a) trên 30 mg/dl. Hơn nữa, có thể tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ nếu có mức Lp (a) trên 50 mg/dl.
Các chuyên gia cho rằng mức Lp (a) thấp hoặc không phát hiện là có lợi cho sức khỏe.
Yếu tố di truyền xác định mức Lp (a). Do đó, hiện chưa có phương pháp điều trị nào để giải quyết triệt để tình trạng này.
Thuốc ức chế PCSK9 có thể làm giảm mức Lp (a) nhưng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận tác dụng này.
Quá trình loại bỏ lipoprotein là một quy trình tương tự như lọc máu. Một máy tách cholesterol khỏi huyết tương và loại bỏ cholesterol Lp (a) và LDL khỏi máu. Người bệnh sẽ cần thực hiện hàng tuần hoặc 2 tuần 1 lần để loại bỏ cholesterol ra khỏi máu.
Vì các yếu tố di truyền quyết định phần lớn đến mức Lp (a), do đó người bệnh cần có các biện pháp để sống chung với tình trạng bệnh của mình.
Tuy nhiên, nếu mãn kinh là một yếu tố góp phần, việc sử dụng niacin và estrogen có thể làm giảm một phần mức Lp (a). Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận liệu những phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không và liệu chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không.
Trong quá trình điều trị có thể cần kết hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được đối với bệnh tim mạch, trong đó có việc giảm mức cholesterol LDL.
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể làm giảm cholesterol LDL có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mọi người có thể thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh như:
Các yếu tố di truyền chủ yếu xác định mức Lp (a), vì vậy một người có thể cần phải sống chung với tình trạng này trong suốt cuộc đời. Mức Lp (a) cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mặc dù hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể nào để giảm mức Lp (a), nhưng thực hiện các bước để giảm cholesterol LDL có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về LDL & VLDL trong máu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh