Suy tim cấp là tình trạng suy tim xảy ra đột ngột với triệu chứng điển hình là giảm cung lượng tim hệ thống và sung huyết phổi. Bệnh nhân suy tim cấp cần được đánh giá tình trạng và cấp cứu nhanh nhất để xử lý triệu chứng, ngừa biến chứng và phục hồi hoạt động của tim trở lại bình thường.
Có đến 80% trường hợp suy tim cấp xảy ra ở bệnh nhân suy tim mạn, chỉ có 20% nhập viện do mới khởi phát. Nguyên nhân gây suy tim cấp mới khởi phát thường là các biến chứng sức khỏe như: thiếu máu, nhiễm trùng, suy thận, rối loạn nhịp tim, sốc thuốc, tăng huyết áp không kiểm soát,…
Bệnh nhân suy tim cấp sau khi nhập viện cần được xử lý tình trạng phù phổi cấp và sốc tim trước nhằm cứu sống bệnh nhân, duy trì dấu hiệu sinh tồn. Sau đó mới điều trị nguyên nhân và phục hồi hoạt động của tim, tránh suy tim cấp tiếp tục tái phát.
Đặc điểm xuất hiện triệu chứng của suy tim cấp là khởi phát nhanh, đột ngột, nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu. Suy tim cấp đi kèm với phù phổi cấp và sốc tim là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Vì thế nhận biết sớm triệu chứng bệnh để đưa bệnh nhân nhập viện và cấp cứu là việc quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Triệu chứng suy tim cấp bao gồm:
Lượng máu cung cấp từ tim giảm nên bệnh nhân sẽ thấy mệt đột ngột, cảm giác không còn sức lực làm việc hay suy nghĩ. Cùng với đó là dấu hiệu tụt huyết áp, lạnh tay chân, thay đổi tri giác, choáng váng, mất tập trung, lú lẫn, thậm chí ngất xỉu.
Nếu suy tim cấp xảy ra ở bệnh nhân có nền bệnh lý tim mạch thì nguy cơ sốc tim rất cao. Sốc tim có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu y tế, hỗ trợ thở và tuần hoàn.
Đánh giá tình trạng suy tim cấp ban đầu rất quan trọng để định hướng điều trị cấp cứu và phục hồi. Những bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, sốc tim cần được chuyển đến bộ phận để hồi sức tích cực càng sớm càng tốt.
Với trường hợp suy tim cấp nhẹ hơn, biến chứng không nguy hiểm thì vẫn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá dấu hiệu sinh tồn. Cùng với đó là chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị.
Đầu tiên, bệnh nhân cần được đánh giá nhanh qua triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ có thể ngay lập tức triển khai các phương pháp cấp cứu phục hồi lại cung lượng tim. Các phương pháp lâm sàng có thể được triển khai song song hoặc sau khi tim bệnh nhân hồi phục.
Khi đã đánh giá được tình trạng phù phổi cấp, các biện pháp được áp dụng điều trị gồm:
Khi tình trạng phù phổi cấp đã được phục hồi, việc chẩn đoán xác định nguyên nhân gây suy tim cấp và phù phổi cấp sẽ được tiến hành. Điều này giúp điều trị có hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Suy tim cấp rất dễ gây ra tình trạng sốc tim do tổn thương các bộ phận như: van tim, cơ tim, buồng tim hoặc do rối loạn nhịp tim. Chỉ có khoảng 20% trường hợp sốc tim xuất phát từ dị tật hoặc tổn thương cơ học như thủng vách liên thất, hở 2 lá cấp.
Trước khi điều trị, cần đánh giá tình trạng sốc tim bằng cách:
Khi xác định được tình trạng sốc tim, điều trị khắc phục hiệu quả bằng các biện pháp:
Khi bệnh nhân được cấp cứu khỏi các biến chứng nguy hiểm gây tử vong, cần tiếp tục theo dõi và điều trị duy trì để cải thiện huyết động, thể tích và các triệu chứng lâm sàng khác. Cùng với đó, cần điều trị phòng ngừa suy tim mạn tiến triển.
Tình trạng bệnh có nhiều biến động, vì thế cần liên tục theo dõi cân nặng, huyết động và thể tích dịch xuất nhập, từ đó có biện pháp chăm sóc tích cực, điều chỉnh thuốc phù hợp.
Suy tim cấp là cấp cứu tim mạch nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán, tiếp cận điều trị cấp cứu nhanh chóng. Suy tim cấp thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh nền tim mạch, do đó các bệnh nhân này cần tích cực điều trị và theo dõi. Như vậy mới có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm suy tim cấp tái phát gây tử vong cho bệnh nhân.
Xem thêm: Các dấu hiệu suy tim dễ nhận biết nhất
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh