Màng ngoài tim gồm hai lá trung biểu mô: lá thành phủ mặt trong trung thất giữa và dưới; lá tạng bọc mặt ngoài tim và gốc các mạch máu lớn đi từ tim ra. Bình thường trong khoang màng tim có một lớp dịch mỏng để làm trơn cho tim co bóp.
Lao màng ngoài tim là tình trạng trực khuẩn lao vào máu đi đến tấn công và gây bệnh ở tim, trong đó đa phần là ảnh hưởng đến màng ngoài tim. Có ba thể lâm sàng lao ngoài màng tim là: Viêm khô màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim và viêm màng ngoài tim co thắt.
Vi khuẩn lao xâm nhập gây viêm màng tim làm tăng tiết dịch, dịch nhiều; hoặc làm màng tim dày, xơ, dính, bóp nghẹt làm cho trái tim khó co giãn. Hơn nữa những tổn thương ở lá tạng có thể lan vào cơ tim. Người bệnh mắc lao màng ngoài tim có thể kèm theo bệnh lý lao màng phổi, màng bụng và một số bộ phận khác.
Người bệnh bị lao ngoài màng tim có các biểu hiện giống lao bình thường như: Sốt nhẹ buổi chiều, chán ăn, mệt mỏi, xanh xao. Ngoài ra có các biểu hiện như sau:
Tràn dịch màng ngoài tim, về bệnh cảnh, có thể nhầm lẫn với suy tim và siêu âm để xác định rất quan trọng. Nguyên nhân lao có thể bị nhầm lẫn với ung thư màng tim (đặc biệt là ung thư thứ phát sau ung thư phổi, trung thất hoặc bệnh u lympho ác tính) hoặc với các nguyên nhân không lao như viêm màng ngoài tim do các vi khuẩn khác và siêu vi khuẩn...
Bệnh nhân được chẩn đoán lao màng ngoài tim nếu có tối thiểu 1 trong 2 điều kiện sau: Người bệnh cho kết quả AFB dương tính khi soi hoặc cấy dịch màng tim. AFB dương tính hoặc u hạt bã đậu và đại bào Langhans khi sinh thiết màng ngoài tim.
Về điều trị bệnh lao màng ngoài tim, ngoài việc sử dụng thuốc chống lao theo đúng nguyên tắc, bác sĩ còn phải chọc hút dịch khi khối lượng dịch nhiều gây ép tim. Chỉ nên chọc hút khi khối lượng dịch từ 200 ml trở lên (có thể xác định tốt bằng siêu âm).
Việc để cho màng tim dày dính cũng nguy hiểm không kém gì tình trạng thừa dịch vì tim bị bóp lại trong một cái túi xơ cứng. Khi hậu quả này xảy ra, người bệnh phải được phẫu thuật bóc bỏ cái túi ấy đi thì trái tim mới yên được.
Người bệnh lao màng ngoài tìm có thể được điều trị bằng Corticosteroids để làm giảm tỷ lệ tử vong và giảm tiết dịch, nếu không có chống chỉ định.
Khi siêu âm và khám lâm sàng phát hiện có các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng lao màng tim như chèn ép tim do dịch hay co thắt màng tim, bệnh nhân sẽ được chụp X quang ngực hay các xét nghiệm khác để tiến hành can thiệp
Trong trường hợp dày dính màng ngoài tim gây nên viêm màng ngoài tim co thắt, can thiệp ngoai khoa càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây khó khăn trong phẫu thuật và di chứng suy tim nặng về sau.
Tràn dịch màng tim nhiều, tái lập nhanh có thể dẫn lưu dịch màng tim
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh