Đau dạ dày là một trong các bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh thường dẫn đến những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Những nguyên nhân gây đau dạ dày thường là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ:
Thức ăn có tính kích thích: ăn nhiều đồ ăn lạnh, thức ăn chứa nhiều gia vị đậm có thể gây kích thích mạnh cho dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt, đồ ăn và nước uống lạnh có thể khiến cho các mạch máu ở dạ dày mở rộng, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan khác và cản trở việc tiêu hóa bình thường.
Ăn quá nhanh: khi ăn quá nhanh, không nhai kỹ trước khi nuốt sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày, khiến dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa. Thói quen ăn nhanh nếu kéo dài thường rất dễ dẫn đến đau dạ dày.
Ăn không đúng bữa: thông thường, đến một thời gian nhất định, dạ dày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu đến thời gian đó mà không được bổ sung thức ăn thì lượng axit sản sinh ra sẽ bị dư thừa, thành dạ dày co bóp trong tình trạng trống rỗng dễ gây viêm loét dạ dày và các bệnh về dạ dày khác.
Không nên ăn quá nhiều và quá no trong bữa tối
Ăn quá nhiều trong bữa tối: ăn các loại thức ăn khó tiêu trước khi ngủ sẽ khiến lượng thức ăn dư thừa phân hủy và lên men trong dạ dày, tăng áp lực làm việc cho đường ruột, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
Hút thuốc lá: các chất độc có trong thuốc lá (chủ yếu là nicotine) có khả năng thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin – những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày. Ngoài ra hút nhiều thuốc lá còn có thể ức chế sự tổng hợp Prostaglandin – chất có vai trò bảo vệ và phục hồi nêm mạc dạ dày, thu hẹp các mạch máu dạ dày dẫn tới tổn thương dạ dày.
Ăn vặt nhiều: khiến dạ dày luôn trong tình trạng phải hoạt động, nếu kéo dài sẽ khiến dạ dày mệt mỏi và dần dẫn tới đau dạ dày.
Thói quen ăn vặt nhiều là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày
Vừa ăn vừa làm việc: khi làm việc, nhất là làm việc trí não, một lượng lớn máu sẽ được đưa tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não. Do đó lượng máu cung cấp cho dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hoá bị giảm đi, do vậy, dễ gây tổn thương cho dạ dày.
Làm việc quá sức: có thể dẫn đến sự suy kiệt năng lượng kéo theo sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu. Tình trặng này dẫn tới dạ dày dễ bị mất cân bằng chức năng bài tiết, dư thừa axit, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày bị tổn hại và gây đau dạ dày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh