Tim có bốn van, các van này có nhiệm vụ giữ cho dòng máu chạy theo đúng chiều, van hai lá là một trong bốn van đó. Bốn van này nằm tại vị trí giữa các buồng tim với nhau và giữa buồng tim với các mạch máu lớn mang máu đi ra khỏi tim. Một trong số đó là van hai lá.
Van hai lá là mảnh mô nhỏ nằm ở phía bên trái trong tim, ở giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Van có chức năng điều phối dòng máu di chuyển theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất, ngăn chặn máu chảy theo chiều ngược lại.
Mỗi bệnh van hai lá đều có nhiều dạng triệu chứng.
Các bệnh nhân sa van hai lá thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi cũng có vài triệu chứng được biểu hiện ra, ví dụ như:
Tùy theo cấp tính hay mạn tính mà hở van hai lá có các triệu chứng khác nhau.
Hở van hai lá mạn tính nhẹ có thể không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên nếu như tình trạng hở van hai lá trở nên nặng hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau đây:
Bệnh nhân hở van hai lá mạn còn có thể cảm thấy đau ngực nhưng triệu chứng này ít khi gặp.
Hở van hai lá cấp tính là một cấp cứu y khoa có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
Đôi khi hở van hai lá cấp tính có thể dẫn đến suy tim. Suy tim có thể gây ra các triệu chứng:
Các triệu chứng thường gặp của hẹp van hai lá:
Nếu như hẹp van hai lá nặng thì bệnh nhân có thể cảm thấy đánh trống ngực hay rối loạn nhịp tim.
Các triệu chứng của hẹp van hai lá thường tiến triển dần dần. Chúng có thể xuất hiện hoặc trở nên tệ hơn khi cơ thể gặp phải một áp lực nào đó, ví dụ như là nhiễm trùng hay mang thai.
Nếu như một bệnh nhân bị nghi ngờ mắc phải bệnh van hai lá thì các bác sĩ sẽ kiểm tra tiếng tim của bệnh nhân bằng ống nghe. Trong quá trình lắng nghe, bác sĩ sẽ tìm các âm thanh như tiếng thổi, tiếng click, tiếng đập của tim, và các âm thanh bất thường khác.
Một số các xét nghiệm khác cũng được thực hiện để có được chẩn đoán chính xác cũng như đánh giá tình trạng bệnh:
Nếu như tình trạng bệnh không nặng thì có thể sẽ không cần điều trị, nhưng bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một vài thay đổi trong lối sống như:
Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân cần được điều trị thì sẽ có một số lựa chọn sau đây.
Thuốc không thể chữa khỏi bệnh van hai lá nhưng chúng có thể làm giảm bớt triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng:
Một biện pháp điều trị khác là phẫu thuật. Biện pháp này thường sẽ được sử dụng trong các trường hợp bệnh nặng hơn.
Trong quá trình phẫu thuật van hai lá, các lá van sẽ được chỉnh sửa lại để có thể thực hiện được chức năng của chúng. Tuy nhiên, nếu như các lá van ở trong tình trạng xấu thì chúng có thể được thay thế bằng lá van sinh học hoặc cơ học.
Thủ thuật này không phải là một dạng phẫu thuật, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để điều trị hẹp van hai lá.
Trong thủ thuật, một ống dài và nhỏ (catheter) sẽ được đặt vào mạch máu ở vùng bẹn. Phần cuối của catheter có gắn một bóng nhỏ chưa được bơm. Catheter sau đó sẽ được dẫn từ từ đến vào các buồng tim.
Sau đó các bác sĩ sẽ cắt một lỗ nhỏ ở trên thành tim để đến được thất trái. Tiếp đó phần bóng của catheter sẽ được đưa vào ngay bên trong lỗ van bị hẹp. Bóng sẽ được bơm và làm xẹp nhiều lần để nong lỗ van ra. Sau khi đã nong xong thì bóng sẽ được làm xẹp và lấy ra khỏi cơ thể.
Van hai lá nằm ở bên trái của tim, giữa buồng nhĩ trái và thất trái. Van giúp cho máu di chuyển theo đúng chiều và ngăn ngừa dòng máu chảy ngược về nhĩ trái.
Bệnh van hai lá xảy ra khi van không làm đúng chức năng của mình. Bệnh có thể khiến cho dòng máu bị giới hạn khi ra khỏi tim và có thể chảy ngược về nhĩ trái.
Có ba loại bệnh van hai lá khác nhau: Sa van hai lá, hở van hai lá và hẹp van hai lá.
Bệnh nhân mắc phải bệnh van hai lá có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp là khó thở, đau ngực, và đánh trống ngực.
Bệnh nhân có thể không cần điều trị. Tuy nhiên các trường hợp nặng hơn thì cần được điều trị với thuốc, thậm chí là phẫu thuật hoặc nong van tim đối với các trường hợp nặng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh