✴️ Ghi điện cơ kim

Nội dung

I.   CHỈ ĐỊNH

  • Các bệnh lý có teo cơ
  • Các bệnh lý có phì đại cơ
  • Các bệnh lý có liệt cơ

 

II.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không làm khi người bệnh đang bị bệnh rối loạn đông máu
  • Đang được đặt máy chống rung, tuy nhiên không có chống chỉ định với người bệnh đang đặt máy tạo nhịp
  • Tránh đâm kim vào vùng da đang bị nhiễm trùng

 

III.   CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện

Một bác sỹ chuyên khoa thần kinh, một kỹ thuật viên

2.   Phương tiện

  • Máy điện cơ
  • Kim làm điện cơ các loại
  • Găng tay, bông, gạc, cồn
  • Hộp chống sốc theo quy định

3.   Người bệnh

  • Được giải thích lý do phải làm điện cơ, có thể gây đau hay choáng nhẹ (nếu người bệnh trẻ em phải giải thích cho cha mẹ).
  • Nếu trời lạnh thì người bệnh phải được làm ấm: tăng nhiệt độ phòng,  mặc quần áo dài.

4.   Hồ sơ bệnh án

Kiểm tra hồ sơ có đúng người bệnh, đúng chẩn đoán.

 

IV.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra họ tên, tuổi, chẩn đoán, diễn biến bệnh
  • Các yêu cầu của bác sĩ lâm sàng

2.     Kiểm tra người bệnh

Do không thể nào khảo sát điện cơ kim tất cảc các cơ trên cơ thể, bác sĩ làm điện cơ phải khám lâm sàng trước để có kế hoạch khảo sát những cơ nào cần thiết đối với mỗi người bệnh.

3.   Thực hiện kỹ thuật

  • Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa hoặc nằm sấp, tuỳ theo vị trí cơ cần khảo sát trường hợp trẻ nhỏ không hợp tác được, cần phải có người bế).
  • Xác định các vị trí đâm
  • Sát khuần da vùng đâm
  • Người bệnh thư giãn cơ, đâm điện cực kim qua da vào cơ, rồi đâm kim từng nấc một để khảo sát hoạt động điện do kim đâm gây ra.
  • Để kim nằm im trong bắp cơ đang ở trạng thái thư doãi nhằm để tìm các hoạt động tự phát của cơ đó nếu có.
  • Cho người bệnh co cơ một cách nhẹ nhàng để các đơn vị vận động phát xung rời rạc, khảo sát hình ảnh của từng điện thế của đơn vị vận động.
  • Yêu cầu người bệnh co cơ mạnh dần lên để khảo sát hiện tượng kết tập của các đơn vị vận động, cho tới mức người bệnh co cơ tối đa để xem hình ảnh giao thoa của các đơn vị vận động.
  • Bảo người bệnh trở về tư thế doãi cơ sau khi đã co cơ tối đa.
  • Rút kim sát khuẩn.
  • Lưu ý qua trình làm phải quan sát các hoạt động sóng trên màn hình, đồng thời nghe âm và đánh giá thay đổi của âm

V.   THEO DÕI

Sau khi làm xong cho người bệnh ở trạng thái thư giãn vài phút rồi mới ra khỏi phòng để tránh bị choáng

 

VI.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Nếu sốc thì xử trí theo phác đồ chống sốc.
  • Chảy máu dùng bông khô để ấn vào vết thương.

GHI CHÚ:

  • Do kỹ thuật có gây đau, nhưng hầu hết trẻ lớn đều chấp nhận và hợp tác tốt, việc sử dụng thuốc giảm đau trước khi làm là không cần thiết.
  • Đối với trẻ nhỏ, để tránh trẻ sợ hãi khi làm, có thể cho một ít siro phenergan với liều 0,5-1ml/ kg cân nặng trước làm 15phút để trẻ tránh sợ hãi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top