✴️ Mối liên hệ giữa nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và quan hệ tình dục đường miệng

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể lây lan do tiếp xúc cơ thể gần gũi với người khác. Bệnh thường lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và miệng.

Quan hệ tình dục đường miệng có nguy cơ lây nhiễm và lây truyền một số bệnh STI. Quan hệ tình dục đường miệng bao gồm kích thích dương vật bằng miệng (quan hệ tình dục đường miệng trên dương vật), kích thích âm hộ bằng cách miệng (quan hệ tình dục đường miệng trên âm hộ) và kích thích hậu môn bằng miệng (quan hệ tình dục đường miệng trên hậu môn).

Bài viết này sẽ bàn luận về bệnh STI lây lan qua quan hệ tình dục đường miệng, cách phòng ngừa bệnh, các triệu chứng và khi nào cần đi khám bác sĩ.

 

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) thông qua quan hệ tình dục đường miệng

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, những bệnh STI dưới đây có thể lây lan qua quan hệ tình dục đường miệng.

STI

Vùng bị nhiễm

Cách thức lây lan

Chlamydia

Họng

Bộ phận sinh dục

Đường tiết niệu

Trực tràng

Quan hệ tình dục đường miệng với người nhiễm chlamydia ở dương vật, âm đạo, đường tiết niệu hoặc trực tràng có thể gây nhiễm trùng đến vùng họng.

Quan hệ tình dục đường miệng với người nhiễm chlamydia ở vùng họng có thể gây nhiễm trùng đến dương vật, âm đạo, đường tiết niệu hoặc trực tràng.

 

Bệnh lậu

Họng

Bộ phận sinh dục

Đường tiết niệu

Trực tràng

Quan hệ tình dục đường miệng với người mắc bệnh lậu ở dương vật, âm đạo, đường tiết niệu hoặc trực tràng có thể gây nhiễm trùng đến vùng họng.

Quan hệ tình dục đường miệng với người mắc bệnh lậu ở vùng họng có thể gây nhiễm trùng đến dương vật, âm đạo, đường tiết niệu hoặc trực tràng.

 

Bệnh giang mai

Môi

Miệng

Họng

Bộ phận sinh dục

Hậu môn

Trực tràng

Quan hệ tình dục đường miệng với người có săng giang mai ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn có thể gây nhiễm trùng đến môi, miệng và họng.

Quan hệ tình dục đường miệng với người có săng giang mai ở môi, miệng và họng có thể gây nhiễm trùng đến bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc trực tràng.

 

Herpes

Môi

Miệng

Họng

Bộ phận sinh dục và khu vực xung quanh

Hậu môn

Trực tràng

Mông

 

Quan hệ tình dục đường miệng với người mắc herpes ở bộ phận sinh dục, hậu môn, trực tràng hoặc vùng mông có thể gây nhiễm trùng đến môi, miệng và họng.

Quan hệ tình dục đường miệng với người mắc herpes ở môi, miệng và họng có thể gây nhiễm trùng đến bộ phận sinh dục, hậu môn, mông hoặc trực tràng.

 

human papillomavirus (HPV)

Miệng

Họng

Vùng sinh dục

Dương vật

Âm đạo

Cổ tử cung

Hậu môn

Trực tràng

 

Quan hệ tình dục đường miệng với người nhiễm HPV ở dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc vùng sinh dục có thể gây nhiễm trùng đến họng.

Quan hệ tình dục đường miệng với người nhiễm HPV ở họng có thể gây nhiễm trùng đến dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng hoặc vùng sinh dục.

HIV

Hệ miễn dịch

Quan hệ tình dục đường miệng trên dương vật, âm đạo hoặc hậu môn với người mắc HIV có thể gây nhiễm HIV.

 

 

Phòng ngừa

Có nhiều cách để phòng ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ lây truyền và nhiễm STI.

Bao cao su

Bao cao su bao phủ dương vật là một loại phương pháp tránh thai dạng rào chắn phổ biến.

Có 3 loại chất liệu bao cao su: cao su, nhựa hoặc da cừu. Bao cao su da cừu có thể chỉ giúp tránh thai chứ ko ngăn ngừa STI.

Bao cao su bằng nhựa và cao su bảo vệ ngừa STI bằng các bao phủ dương vật và ngăn không cho dương vật tiếp xúc trực tiếp với âm đạo hoặc hậu môn.

Bạn nên sử dụng bao cao su mới mỗi khi bắt đầu một lần giao hợp khác nhau. Chẳng hạn, bạn nên thay đổi bao cao su nếu bạn chuyển từ quan hệ tình dục đường miệng sang quan hệ tình dục đường hậu môn. Cũng tương tự nếu bạn chuyển từ quan hệ tình dục hậu môn sang đường âm đạo.

Bao cao su bên trong

Bao cao su bên trong, hay bao cao su cho nữ, là một lựa chọn thay thế cho bao cao su thông thường dùng cho dương vật. Loại bao cao su này cho phép bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục với hiệu quả tương đương.

Bao cao su cho nữ là những túi nhựa nằm bên trong âm đạo hoặc hậu môn và bao phủ một số phần của âm hộ và vùng da xung quanh hậu môn. Điều này làm giảm nguy cơ tiếp xúc với tinh dịch hoặc vùng da có thể lây lan STI.

Đê nha khoa

Đê nha khoa là một tấm nhỏ bằng cao su hoặc polyurethane, hoạt động như một tấm chắn giữa miệng và âm đạo hoặc hậu môn khi quan hệ tình dục đường miệng. Loại đê này giới hạn sự tiếp xúc giữa miệng và bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, làm giảm nguy cơ lây truyền STI.

Nếu không có đê nha khoa, bạn có thể cắt đôi bao cao su bằng nhựa hoặc cao su và sử dụng như một đê nha khoa thay thế.

Vaccine HPV

HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Một số loại HPV có thể gây ung thư hoặc mụn rộp sinh dục.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát triển một loại vaccine giúp bảo vệ con người khỏi HPV. Vaccine này được dùng cho người từ 9-45 tuổi. Tốt nhất nên tiêm vaccine cho trẻ em trước khi có quan hệ tình dục nhằm giảm nguy cơ lây truyền bệnh STI ở tuổi trưởng thành.

Vaccine này an toàn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là đau tạm thời và da bị đỏ ngay tại nơi tiêm.

Vaccine có thể chỉ phòng ngừa HPV và không thể điều trị các chủng HPV mà bạn đã nhiễm trước khi tiêm vaccine.

Phòng ngừa

 

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm

Điều trị dự phòng phơi nhiễm (PrEP), ở dạng viên uống hàng ngày, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Trên thực tế, nếu bạn dùng PrEP mỗi ngày có thể giảm hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục.

Việc áp dụng PrEp đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao từ quan hệ tình dục có thể có hiệu quả. Bạn có thể là đối tượng phù hợp với PrEP nếu bạn:

  • Không thường xuyên sử dụng bao cao su;
  • Có bạn tình mắc HIV;
  • Có bạn tình có nguy cơ cao mắc HIV;
  • Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo với nhiều bạn tình, đặc biệt là không sử dụng bao cao su;
  • Vừa mới mắc bệnh STI khác, như chlamydia hoặc lậu;
  • Làm công việc tình dục gồm quan hệ tình dục âm đạo hoặc hậu môn;
  • Đã từng tiêm ma túy, dùng chung kim tiêm hoặc đã điều trị dùng ma túy trong 6 tháng qua.

 

Các triệu chứng của STI

STI

Triệu chứng

Biến chứng

Chlamydia

Nhiều người không có triệu chứng nào những nếu có thì có thể gồm:

  • Đau rát họng;
  • Dịch tiết âm đạo hoặc dương vật có thể có máu;
  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu;
  • Sưng đau tinh hoàn;
  • Đau và tiết dịch từ trực tràng.
  • Bệnh viêm vùng chậu, có thể dẫn tới đau vùng chậu, vô sinh hoặc mất khả năng mang thai;
  • Sinh non hoặc sinh con nhẹ cân (ở những trẻ được sinh ra từ người nhiễm chlamydia);
  • Nhiễm chlamydia ở mắt hoặc đường hô hấp (ở những trẻ được sinh ra từ người nhiễm chlamydia);
  • Đau và tạo sẹo ống dẫn tinh nối với tinh hoàn;
  • Nguy cơ cao lây truyền và lây nhiễm STI;
  • Viêm khớp, viêm kết mạc và phát bạn ở lòng bàn chân.

Bệnh lậu

Hầu hết mọi người sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào nhưng nếu có thì có thể gồm:

  • Dịch tiết từ âm đạo hoặc dương vật có thể có máu;
  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu:
  • Sưng đau tinh hoàn;
  • Đau và tiết dịch từ trực tràng.
  • Bệnh viêm vùng chậu, có thể dẫn tới đau vùng chậu, vô sinh hoặc mất khả năng mang thai;
  • Sinh non hoặc sinh con nhẹ cân (ở những trẻ được sinh ra từ người mắc bệnh lậu);
  • Bị mù, nhiễm trùng khớp hoặc nhiễm trùng huyết (ở những trẻ được sinh ra từ người mắc bệnh lậu);
  • Đau và tạo sẹo ống dẫn tinh nối với tinh hoàn;
  • Nguy cơ cao lây truyền và lây nhiễm HIV;
  • Viêm khớp và đau rát da, có thể lây lan tới tim và có khả năng tử vong.

Bệnh giang mai

Một số người không có triệu chứng gì nhưng những triệu chứng thường gặp nhất gồm:

  • Săng hoặc u không đau ở môi, miệng, họng, da, vùng sinh dục hoặc hậu môn;
  • Phát bạn ở thân trên, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân;
  • Các triệu chứng như cảm cúm.
  • Nguy cơ cao thai chết lưu (nếu không điều trị);
  • Chậm phát triển, động kinh hoặc tử vong (ở những trẻ sinh ra từ người mắc bệnh giang mai);
  • Nguy cơ cao lây truyền và lây nhiễm HIV;
  • Yếu cơ và tổn thương các cơ quan nội tạng;
  • Bị mù, sa sút trí tuệ và tử vong.

Herpes

Một số người không có triệu chứng gì nhưng nếu có thì triệu chứng có thể gồm:

  • Đau đầu hoặc sốt;
  • Đau và ngứa xung quanh nơi bị nhiễm.
  • Nguy cơ cao lây truyền và lây nhiễm HIV;
  • Tổn thương não, cơ quan nội tạng hoặc tử vong (ở những trẻ sinh ra từ người nhiễm herpes).

HPV

Một số người không có triệu chứng gì nhưng nếu có thì triệu chứng có thể gồm:

  • Mụn cóc ở vùng họng có thể gây thay đổi giọng nói, khó nói hoặc thở gấp;
  • Mụn cóc hoặc u nhú ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật, đầu hoặc cổ (nếu không điều trị)

HIV

Cấc triệu chứng có thể không xuất hiện trong nhiều năm nhưng khi xuất hiện, các triệu chứng có thể tương tự như cảm cúm.

Nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng và tiến triển thành ung thư (do bị suy giảm miễn dịch).

 

Khi nào cần đến khám bác sĩ

Hầu hết mọi người sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào của các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Do đó, rất quan trọng nếu bạn thực hiện kiểm tra nếu nghi ngờ mình có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chẳng hạn như bạn quan hệ tình dục không được bảo vệ, có bạn tình mắc STI hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào, như tiết dịch, mà đối với bạn là bất thường.

Bạn có thể kiểm tra tại phòng khám của bác sĩ hoặc tại bệnh viện.

Hầu hết bệnh STI đều có thể điều trị được. Chuyên gia y tế có thể tư vấn cho bạn về cách điều trị và kiểm soát bệnh STI mà bạn mắc.

 

Tóm tắt

Quan hệ tình dục đường miệng đi kèm với nguy cơ lây truyền và lây nhiễm các bệnh STI, giống như bất kỳ hoạt động tình dục nào khác với bạn tình.

Một số bệnh STI thường gặp là nhiễm chlamydia, lậu, giang mai, herpes và nhiễm HPV.

Bạn có thể phòng ngừa lây lan STI bằng các sử dụng các biện pháp tránh thai rào chắn, như bao cao su và tiêm ngừa HPV. Nếu bạn có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, bạn có thể điều trị dự phòng.

Hầu hết mọi người không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh STI nhưng mỗi bệnh đều có thể tồn tại suốt đời và gây những biến chứng có hại nếu bạn không điều trị. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị STI.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top