✴️ Glocom

Nội dung

Là một cấp cứu nhãn khoa có nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh khác nhau song đều có nguy cơ dẫn đến mù loà.

I. Phân loại hình thức Glocom

1. Phân theo soi góc tiền phòng:

- Glocom góc đóng.

- Glocom góc mở.

2. Phân theo thời kỳ tiến triển của bệnh.

3. Phân theo:

- Glocom nguyên phát: Glocom góc đóng, góc mở.

- Glocom thứ phát: Sau chất thương, dùng thuốc, sau viêm màng bồ đào, thể thuỷ tinh đục trương, glocom trên mắt không có thể thuỷ tinh .

Dù Glocom có bất kỳ nguyên nhân nào song đều có 3 triệu chứng đặc biệt khi toàn phát.

  • Nhãn áp tăng cao.
  • Lõm gai thị giác.
  • Tổn thương chức năng thị giác: Thị lực, thị trường biến đổi.

II. Triệu chứng lâm sàng của Glocom góc đóng

- Đau nhức mắt vùng trán: Có thể từ từ, có thể đột ngột, có thể đau nhức mắt dữ dội kèm theo đau nửa đầu hay buồn nôn.

- Nhìn có quầng xanh đỏ khi nhìn vào nguồn sáng.

- Thị lực giảm nhanh.

- Khám:

  • Kết mạc cương tụ rìa.
  • Giác mạc phù đục.
  • Đồng tử giãn, biến dạng méo, dính.
  • Nhãn áp tăng cao trên 25mmHg.

- Thị trường thu hẹp nếu đến muộn.

- Gai thị: Có thể cương tụ hay lõm gai rộng.

- Soi góc tiền phòng, chẩn đoán góc.

III. Điều trị

1. Nguyên tắc:

- Hạ nhãn áp sớm ngay từ đầu.

- Tùy từng thể bệnh có thể dùng hạ nhãn áp bằng thuốc uống thuốc tra hoặc phẫu thuật.

2. Điều trị phẫu thuật:

Tùy từng bệnh nhân, thể bệnh và giai đoạn bệnh mà chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp.

- Cắt bè củng giác mạc.

- Mổ cắt mống mắt ngoại vi.

3. Chăm sóc sau mổ:

- Kháng sinh toàn thân và tại chỗ.

- Thay băng hàng ngày.

- Theo dõi biến chứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top