✴️ Phục hồi chức năng bệnh Hemophilia (Phần 2)

Nội dung

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

- Phục hồi chức năng ngay từ khi bắt đầu bị chảy máu trong cơ và khớp.

- Tập không quá mạnh, thô bạo để tránh chảy máu tiếp tục.

- Kiên trì, liên tục.

2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

2.1. Mục tiêu

- Cải thiện tầm vận động khớp bị tổn thương.

- Cải thiện được lực cơ, chiều dài cơ.

- Điều trị viêm màng hoạt dịch khớp.

- Điều trị tổn thương khớp và viêm khớp.

2.2. Phục hồi chức năng giai đoạn cấp

Nguyên tắc của RICE (48 giờ) RICE (Rest = nghỉ ngơi, Ice = đá, Compression = băng ép, Elevation = nâng cao vị trí tổn thương)

- Nghỉ ngơi: Trong thời gian chảy máu cần hạn chế vận động, đặc biệt là vận động cơ, khớp bị chảy máu. Có thể dụng nẹp để cố định tạm thời vị trí bị chảy máu đồng thời sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như nạng, xe lăn.

- Chườm đá: Chườm đá có tác dụng co mạch và giảm viêm tại chỗ do đó giúp giảm đau. Khi sử dụng chú ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da mà cần bọc trong một lớp vải mỏng để tránh bỏng da do lạnh. Nên áp dụng sớm khi có dấu hiệu đầu tiên của chảy máu, thời gian chườm mỗi lần 20 phút, tiến hành mỗi 4 – 6 giờ đến khi giảm đau và giảm sưng.

- Băng ép: Nên áp dụng sớm ngay khi có biểu hiện chảy máu. Băng ép giúp làm tăng áp lực trong bao khớp cũng như cơ làm hạn chế chảy máu. Tuy nhiên cần thận trọng trong trường hợp chảy máu nhiều trong cơ ở giai đoạn muộn, áp lực cao trong bó cơ có thể gây tổn thương mạch máu, thần kinh.

- Nâng cao vị trí bị chảy máu: Giúp làm giảm áp lực máu vào vị trí tổn thương do đó giảm sưng và giảm đau.

2.3. Phục hồi chức năng sau giai đoạn cấp

- Mục tiêu: Lấy lại tầm vận động không đau (sau 48 giờ), Chịu trọng lượng lên phần chi thể bị tổn thương.

- Phục hồi chức năng: cải thiện lực cơ, kiểm soát, chiều dài cơ, sức mạnh cơ, cảm giác cảm thụ bản thể, công việc và phục hồi chức năng thể thao.

Không chịu trọng lượng tới khi lấy lại được hết tầm vận động chủ động.

- Sau 48 giờ, có thể bắt đầu các bài tập tĩnh và tiến đến các bài tập động ở mức đau.

- Nếu bệnh nhân bị viêm màng hoạt dịch:

  • Nghỉ ngơi hoặc bất động
  • Giảm chịu trọng lượng lên phần chi thể bị chảy máu
  • Nẹp hoặc nạng
  • Chườm lạnh
  • Điện trị liệu (Không có bằng chứng)
  • Thủy trị liệu
  • Tiêm vào khớp bị viêm (corticoid)
  • Tập

* Bài tập co cơ đẳng trường trong mức độ chịu đựng được và giới hạn tầm vận động khớp để giúp tái hấp thu.

* Bài tập co cơ đẳng trương – không trọng lượng.

* Bài tập co cơ đẳng trương – có trọng lượng (theo mức độ).

* Bài tập động tăng trọng tải, đồng tâm và hướng tâm.

* Bài tập đồng động với thay đổi lực kháng trở tăng dần.

* Tập luyện cảm giác cảm thụ bản thể.

* Bài tập gấp và kéo giãn.

3. Các điều trị khác

3.1. Kiểm soát chảy máu

- Điều trị thay thế yếu tố thiếu hụt:

Mục đích: Bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt đủ để đạt được đông máu có hiệu lực tại vị trí chảy máu.

3.2. Các thuốc hỗ trợ điều trị

- Tác nhân ức chế tiêu sợi huyết: Tranexamic acid và EACA (epsilon amino caproic acid).

- Thuốc giảm đau.

- Thuốc kích thích giải phóng yếu tố VIII.

- Các thuốc khác:

  • Corticoid: Có thể dùng 1 đợt coricoid ngắn ngày trong trường hợp sau khi chảy máu khớp đã cầm nhưng còn đau nhiều.
  • An thần

​​​​​​​

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

1. Theo dõi các di chứng, biến chứng về bệnh khớp mạn tính

Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần không được kiểm soát tốt gây ra bệnh khớp mạn tính: biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ, bệnh nhân không thể vận động được bình thường.

2. Tái khám

- Giáo dục bệnh nhân tự điều trị, làm thế nào để chăm sóc cơ và khớp của họ

- Sau mỗi lần bị chảy máu tại cơ và khớp thì cần được tư vấn và tập luyện phục hồi chức năng.

- Tái khám sau 6 -12 tháng để đánh giá tình trạng toàn bộ cơ khớp của bệnh nhân

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top