Đĩa đệm gồm 3 thành phần: nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Đĩa đệm có thể đàn hồi và biến dạng khi bị nén, cho nên có thể làm giảm chấn động tới các thân đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm là nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường do đứt rách vòng sợi. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch bên, vào lỗ ghép gây chèn ép rễ, dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể ra trước hoặc vào thân đốt, vì vậy bệnh nhân chỉ có hội chứng đau cột sống thắt lưng mạn tính.
- Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng (vi chấn thương hoặc chấn thương), đau thắt lưng lan theo đường đi của rễ thần kinh, có hội chứng cột sống thắt lưng và hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng.
- Khi có 4 trong 6 triệu chứng sau:
- Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: thấy hình ảnh thoát vị, đánh giá mức độ tổn thương.
- Điện cơ: thấy tổn thương thần kinh ngoại vi ở chi dưới.
- Bất động: Nằm giường cứng 5-7 ngày.
- Giãn cơ: Mydocalm 50mg x 3-6 viên/ngày. Có thể điêù trị dài ngày không cần giảm liều.
- CCĐ: Nhược cơ, mẫn cảm với thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới dạng tiêm.
- Giảm đau: Tùy từng mức độ có thể dùng thuốc giảm đau Non - Steroit đường tiêm hoặc uống.
- An thần: Seduxen 5mg x Hai viên/ngày (trước khi ngủ).
- Tăng dẫn truyền thần kinh: Nivalin 2,5mg x 1- 2 ống/ ngày. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
- Vitamin nhóm B liều cao: Tiêm cạnh cột sống thắt lưng hoặc uống.
- Các phương pháp đặc biệt: Tiêm ngoài màng cứng Hydrocortison và Novocain.
- Kéo dãn cột sống, đông y kết hợp.
Được đặt ra khi điều trị nội khoa đúng phương pháp không kết quả. Chỉ định trong những trường hợp sau:
- Có hội chứng chèn ép tủy cấp.
- Có hội chứng đuôi ngựa.
- Thoát vị đĩa đệm độ IIIb, IV.
- Thoát vị đĩa đệm độ III đã điều trị nội khoa cơ bản từ 3-4 đợt ở các cơ sở chuyên khoa thần kinh không kết quả, bệnh nhân đau nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh