Trong 40 năm trở lại đây, tỉ lệ mổ lấy thai trên toàn thế giới đã tăng lên từ 1/20 (1 ca mổ đẻ trong số 20 trẻ sinh ra) đến 1/3 (cứ 3 trẻ sinh ra lại có một trẻ sinh mổ). Xu hướng này đang khiến các chuyên gia lo lắng rằng mổ lấy thai đang được thực hiện quá rộng rãi.
Lo ngại về những rủi ro của mổ lấy thai nên Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo: chỉ sử dụng phương pháp mổ lấy thai vì các lí do y tế; nếu mổ lấy thai có kế hoạch, chỉ nên thực hiện từ tuần thứ 39 trở đi. Tuy nhiên một vài cặp vợ chồng vì những lí do cá nhân muốn chọn giờ sinh cho con của họ nên quyết định chọn ngày mổ đẻ. Nếu bạn có ý định sinh mổ vì những lí do cá nhân, hãy cân nhắc đến những rủi ro có thể mang lại. Bạn cũng cần nói chuyện với bác sỹ về những rủi ro này.
Mổ lấy thai là thủ thuật lấy em bé ra qua đường rạch ở bụng và tử cung.
Hầu hết mổ lấy thai không phải là chủ động mà thường do các vấn đề xảy ra trong quá trình chuyển dạ, bao gồm:
Mặc dù hầu hết các bà mẹ và em bé đều khỏe mạnh sau sinh mổ nhưng đó vẫn là một cuộc phẫu thuật lớn và có nhiều rủi ro hơn so với đẻ thường. Các rủi ro bao gồm:
Ở một vài trường hợp, sinh mổ an toàn hơn so với sinh đường âm đạo, cho cả mẹ và em bé, đó là:
Một vài phụ nữ mổ lấy thai vì những lí do cá nhân, phổ biến như:
Điều quan trọng là hãy cởi mở và thành thật với bác sỹ về những lo lắng cũng như những mong muốn của bạn.
Ở một vài trường hợp, bác sĩ có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi sinh đường âm đạo. Ví dụ như bác sỹ có thể thảo luận với bạn về những cách giảm đau trong khi đẻ, hoặc giải thích về vấn đề của sàn chậu sẽ xảy ra như thế nào cũng như cách để phòng ngừa nó. Những thảo luận này rất có thể sẽ thay đổi quan điểm của bạn về sinh mổ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh