PHÂN LOẠI
Phân loại dựa trên triệu chứng lâm sàng:
Đau vú
Theo chu kỳ
Không theo chu kỳ
Khối u vú
U cục (nodularity)
Nang vú
Bọc sữa
Bướu sợi tuyến
Bệnh tuyến xơ hóa
Bướu mỡ
Hamartoma
Bệnh vú tiểu đường
Bướu diệp thể
Tiết dịch núm vú
Tiết sữa
Tiết dịch núm vú bất thường
Viêm nhiễm tuyến vú
Viêm vú nội sinh
Sung huyết vú sau sinh
Viêm, áp xe vú giai đoạn cho con bú
Áp xe dưới quầng vú tái phát kinh niên
Viêm vú cấp tính liên quan đến nang vú to
Nhiễm trùng ngoại sinh
Bệnh Mondor
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Bệnh sử
Khởi phát và tần suất xuất hiện triệu chứng: tiết dịch núm vú, u cục ở vú, đau vú,…
Tình trạng kinh nguyệt (còn kinh, mãn kinh).
Có sử dụng nội tiết hay không (thuốc ngừa thai, nội tiết thay thế).
Tiền sử
Ung thư gia đình.
Sinh thiết vú có tăng sản không điển hình, đột biến gen BRCA1, BRCA2
Phẫu thuật vú, xạ trị, …
Thăm khám
Quan sát:
Sự đối xứng 2 bên vú.
Thay đổi da, núm vú.
Co kéo, nhô ra.
Sờ nắn:
Vú, nếu có u phải ghi nhận các tính chất của u vú.
Vùng nách, vùng hạch trên đòn.
Tư thế bệnh nhân:
Ngồi với cánh tay thư giãn, 2 tay giơ lên khỏi đầu, 2 tay chống hông.
Tư thế nằm ngửa.
Cận lâm sàng
Siêu âm: cần thực hiện ở tất cả BN.
Nhũ ảnh:
BN≥ 35 tuổi: thực hiện thường qui
BN < 35 tuổi: chỉ thực hiện khi nghi ngờ có sang thương ác tính.
Nhũ ảnh bình thường không thể loại trừ ung thư vú (độ nhạy: 94%, độ đặc hiệu: 55%).
XQ ống tuyến vú cản quang: Tiết dịch núm vú bệnh lý
Chụp cộng hưởng từ (MRI):
Sử dụng cho những trường hợp khó phân biệt lành/ ác tính
Bệnh nhân có bơm silicon, hoặc vỡ túi ngực
Mô vú quá dày đặc
Có tiền căn gia đình ung thư vú
Đột biến gen BRCA1, BRCA2...
Có sinh thiết carcinôm tiểu thùy tại chỗ không điển hình, hoặc sẹo radial
Có tiền sử xạ trị vào ngực do bệnh lý Lymphôm Hodgkin
Tiết dịch núm vú có máu đã chụp ống tuyến vú cản quang
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA):
BIRADS ≥ Nhóm III
Nang vú không điển hình
Tình huống LS cần chẩn đoán tế bào học hỗ trợ hoặc giảm áp nang vú.
Sinh thiết lõi (core biopsy):
Tổn thương dạng đặc cần chẩn đoán mô học, kích thước > 15mm
Khi FNA nghi ngờ ác tính
Tình huống LS cần chẩn đoán mô học hỗ trợ
Sinh thiết mở (open biopsy)
Khi core biopsy không thực hiện được.
Không có sự tương đồng giữa kết quả chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng.
Sinh thiết có định vị: dưới siêu âm hoặc nhũ ảnh
Siêu âm: khi LS không sờ thấy u nhưng siêu âm thấy u.
Nhũ ảnh: khi LS và siêu âm không thấy u nhưng nhũ ảnh nghi ngờ.
Đau vú không có tổn thương thực thể đi kèm
Chẩn đoán
Đau theo chu kỳ kinh: đau nhiều trước khi hành kinh, thời gian đau thay đổi và tự hết sau hành kinh.
Thường một bên, không rõ vị trí.
Cảm giác trì nặng, sưng phồng và căng đau, lan đến cánh tay và nách.
Có liên quan đến nội tiết sinh dục.
Đau không theo chu kỳ kinh: liên quan đến sang chấn tinh thần, chấn thương, xơ sẹo từ những lần sinh thiết vú trước.
Thường gặp ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi có chu kỳ kinh không đều.
Thường ở một bên vú.
Cảm giác đau nhói, rát bỏng trong vú.
Thỉnh thoảng có sự hiện diện của bướu sợi tuyến hay nang vú.
Lưu ý: những trường hợp đau vú trong thai kỳ và thời kỳ hậu sản (tham khảo phác đồ Viêm vú – áp xe vú).
Xử trí: khi đau ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Điều trị không dùng thuốc:
Chế độ ăn uống: o Hạn chế hay tránh dùng cà phê, trà, ca cao, chocolates và các chất béo. o Nên dùng thực phẩm giàu carbohydrates phức hợp (ngũ cốc, rau củ).
Bổ sung Vitamin E 400 đơn vị/ngày (tối đa 6 tháng).
Dầu Evening primrose: 6-8 g/ngày (uống 1-3 lần /ngày), tối đa 6 tháng.
Điều trị bằng thuốc: theo trình tự ưu tiên:
NSAIDS, Acetaminophen |
NSAIDS: Ibuprofen, diclofenac, … Paracetamol Paracetamol + ibuprofen |
Danazol 200mg, 100mg |
100-400 mg/ngày x 3-6 tháng |
Tamoxifen10mg |
10 mg/ngày. Tái phát 39-48% sau khi ngưng sử dụng. |
Bromocriptine 2,5mg |
Tăng liều dần từ 1,25mg/ngày – 5mg/ngày (tùy đáp ứng của BN) |
Nội tiết sinh dục |
Viên tránh thai phối hợp hoặc progestin 3-6 tháng |
Cân nhắc hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Khối u vú lành tính
Chẩn đoán
Ghi nhận các nguy cơ ung thư vú: Tuổi, tiền sử ung thư vú trong gia đình, tiền sử cá nhân bị ung thư vú, sinh thiết có tăng sản không điển hình; tiền căn phẫu thuật tuyến vú.
LS: kích thước, vị trí (so với núm vú), di động, mật độ căng chắc, trơn láng, bờ rõ, dạng đặc hay dạng nang.
CLS: Siêu âm và nhũ ảnh: BIRADS II và III
Xử trí
U dạng nang: có thể chọc hút (xem sơ đồ).
U dạng đặc: (xem sơ đồ)
Tiết dịch núm vú
Tiết sữa (giai đoạn không cho con bú)
Là hiện tượng tiết dịch giống sữa, tự phát, thường là hai bên và từ nhiều ống tuyến, do tăng nồng độ prolactine.
Nguyên nhân
U tuyến yên (phù gai thị, rối loạn thị giác, …)
Chấn thương thành ngực, tổn thương tủy sống, xơ gan, nhược giáp, suy thận,…
BN đang sử dụng: estrogen liều cao, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và cimetidine,…
CLS
Tăng prolactine máu.
TSH (Thyroid Stimulating Hormone).
MRI để đánh giá u tuyến yên khi Prolactine tăng cao và/hoặc có triệu chứng thị giác trên LS.
CTscan nếu BN chống chỉ định chụp MRI.
Xử trí
Tùy theo nguyên nhân.
Điều trị tăng prolactine máu bằng Bromocriptine 2,5mg: liều khởi đầu 1,25 – 2,5mg/ngày, sau đó tăng thêm 2,5mg mỗi 2-7 ngày. Liều duy trì 2,5 – 15mg/ngày. Theo dõi trong khoảng 3 tháng, nếu hết tiết sữa thì ngưng thuốc.
Tiết dịch núm vú bệnh lý
Là tình trạng tiết máu, nước, mủ, thanh dịch đục, thường một bên, trên một ống tuyến, xảy ra tự phát.
Nguyên nhân
Thường gặp bướu nhú trong ống và dãn ống tuyến vú.
Các nguyên nhân khác: ung thư, viêm vú, thay đổi sợi bọc tuyến vú.
CLS
Prolactine máu
Siêu âm
Nhũ ảnh
Chụp ống tuyến sữa
Tế bào học dịch núm vú
Xử trí: theo sơ đồ:
Viêm vú và nhiễm trùng vú
(tham khảo phác đồ Viêm vú – áp xe vú).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aaron Ndhluni. Benign breast disease tends to take a back seat to breast cancer. The ABC of benign breast cancer. October 2009 Vol.27 No.10 CME, p 453-455.
Amda L Amin. Benign breast disease. Surg Clin N Am 93 (2013), p 299-308.
Gerald Moss, Standley R.Klein. Benign breast disease. Surgical Oncology. P 267-272.
Hindle H. W, Kefah Mokbel. Diagnosis and management of benign breast disease. Glob. libr. women's med. (ISSN: 1756-2228) 2009; DOI 10.3843/ GLOWM.10017.
Hughes LE. Classification of benign breast disorders. The ANDI classification based on physiological processes within the normal breast. Br Med Bull. 1991 Apr;47(2):251-7
Lakshmi Vaidyanathan, Karen Barnard. Benign breast disease : when to treat, when to reassure, when to refer. Cleveland Clinic journal of Medecine Vol.9 No.5 May 2002, p 425-432.
Merih Guray, Aysegul A.Sahin. Benign breast diseases : Classification, diagnosis and management. The Oncologists 2006, 11, p 435-449.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh