Chức năng sinh lý và thay đổi bệnh lý của kinh lạc

Nội dung

1. Chức năng sinh lý của kinh lạc

Hoạt động chức năng của kinh lạc được gọi là “kinh khí”. Chức năng sinh lý của nó chủ yếu ở các phương diện kết nối trong ngoài trên dưới, liên hệ tạng phủ cơ quan; thông hành khí huyết, nhu dưỡng tạng phủ tổ chức; truyền dẫn cảm ứng và điều tiết cơ năng từng bộ phận trên cơ thể v.v.

(1)   Kết nối trong ngoài trên dưới, liên hệ tạng phủ cơ quan

Cơ thể là do ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hài, ngũ quan cửu khiếu, da thịt mạch gân cốt v.v cấu thành, chúng mặc dù có chức năng sinh lý không giống nhau nhưng lại cùng nhau tiến hành hoạt động chỉnh thể hữu cơ, làm cho trong ngoài, trên dưới cơ thể duy trì sự hài hòa thống nhất, cấu thành 1 chỉnh thể hữu cơ. Sự phối hợp hữu cơ, liên hệ lẫn nhau này chủ yếu dựa vào tác dụng kết nối, liên lạc của kinh lạc. Do 12 kinh mạch và các phân nhánh của chúng giao thoa ngang dọc, nhập lý xuất biểu, thông thượng đạt hạ, tương hỗ lạc thuộc ở tạng phủ; kỳ kinh bát mạch liên hệ kết nối với thập nhị chính kinh; thập nhị kinh cân, thập nhị bì bộ liên lạc với cân mạch bì nhục, từ đó làm cho các tạng phủ tổ chức cơ quan của cơ thể liên hệ một cách hữu cơ với nhau, tạo thành một thể thống nhất hài hòa cân đối.

(2)   Thông hành khí huyết, nhu dưỡng tạng phủ tổ chức

Các tổ chức cơ quan của cơ thể đều cần khí huyết nuôi dưỡng mới có thể duy trì hoạt động sinh lý thông thường. Khí huyết sở dĩ có thể thông đạt toàn thân, phát huy tác dụng nuôi dưỡng các tạng phủ tổ chức cơ quan, kháng ngự ngoại tà, bảo vệ cơ thể, là nhờ vào sự truyền chú của kinh lạc.

(3)   Tác dụng truyền dẫn cảm ứng

Sự truyền dẫn cảm ứng chỉ tác dụng truyền dẫn cảm ứng kích thích do châm cứu hoặc các kích thích khác của hệ thống kinh lạc.

(4)   Điều tiết cân bằng cơ năng

Kinh lạc có thể vận hành khí huyết và điều hòa âm dương, làm cho hoạt động của cơ thể duy trì sự cân bằng tương đối. Khi cơ thể mắc bệnh, xuất hiện chứng khí huyết bất hòa và âm dương thiên thịnh thiên suy, ta có thể vận dụng phương pháp điều trị như châm cứu để kích thích tác dụng điều tiết của kinh lạc, “tả kỳ hữu dư, bổ kỳ bất túc, âm dương bình phục” (“Linh khu – Thích tiết chân tà”). Thực nghiệm chứng minh rằng châm cứu các huyệt vị của kinh lạc liên quan có thể tạo ra tác dụng điều chỉnh đối với chức năng của các tạng phủ, nói cách khác làm ức chế thứ vốn cang tiến, làm hưng phấn thứ vốn ức chế.

 

2. Thay đổi bệnh lý của kinh lạc

Khi các nhân tố gây bệnh tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên kinh lạc, có thể gây ra sự thay đổi bệnh lý của kinh lạc, chủ yếu bao gồm khí huyết kinh lạc thiên thịnh thiên suy, vận hành khí huyết kinh lạc nghịch loạn, vận hành khí huyết kinh lạc tắc nghẽn, suy kiệt khí huyết kinh lạc v.v.

(1)   Khí huyết kinh lạc thiên thịnh thiên suy

Khí huyết kinh lạc thiên thịnh có thể làm cường hóa chức năng các tạng phủ, tổ chức, cơ quan lạc thuộc với nó, phá hỏng sự cân bằng hài hòa chức năng các  kinh lạc, tạng phủ mà phát bệnh. Khí huyết kinh lạc thiên suy thì có thể làm suy giảm chức năng sinh lý các tạng phủ, tổ chức, cơ quan lạc thuộc với nó mà phát bệnh. Vì vậy, khí huyết kinh lạc thiên thịnh thiên suy có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sự thịnh suy khí huyết của tạng phủ lạc thuộc với nó.

(2)   Khí huyết kinh lạc nghịch loạn

Khí huyết kinh lạc nghịch loạn chủ yếu là do sự thăng giáng nghịch loạn của kinh khí, từ đó ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của khí huyết, dẫn đến khí huyết thượng nghịch hay hạm hạ mà gây ra bệnh; ngược lại, khí huyết  vận hành thất thường cũng chắc chắn gây ra kinh khí nghịch loạn, 2 thứ này thường là nhân quả của nhau.

Khí huyết kinh lạc nghịch loạn thường gây ra khí dương âm cơ thể không thuận tiếp với nhau được, mà phát thành quyết nghịch. Ngoài ra, còn có thể gây ra sự rối loạn chức năng sinh lý và xuất huyết tạng phủ lạc thuộc với nó.

(3)   Vận hành khí huyết kinh lạc không thông

Vận hành khí huyết kinh lạc không thông là do kinh khí bất lợi, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết. Thường ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tạng phủ lạc thuộc và nơi tuần hành kinh lạc.

Ngoài ra, kinh khí bất lợi, vận hành khí huyết kinh lạc không thông lại là nguyên nhân của 1 kinh lạc nào đó xảy ra khí trệ, huyết ứ. Nói cách khác, trong tổn thương kinh lạc, thứ xuất hiện đầu tiên là kinh khí bất lợi, vận hành khí huyết không thông, sau đó mới gây ra các tổn thương như huyết ứ.

(4)   Suy kiệt khí huyết kinh lạc

Suy kiệt khí huyết kinh lạc chỉ do suy kiệt kinh khí mà gây ra chung tuyệt, khí huyết cũng theo đó mà suy kiệt, từ đó xuất hiện hiện tượng sinh mạng lâm chung. Bởi vì kinh khí của thập nhị kinh mạch tiếp nối lẫn nhau, cho nên 1 kinh khí tuyệt thì khí của thập nhị kinh cũng theo đó mà tuyệt. Theo dõi biểu hiện của suy kiệt khí huyết kinh lạc trên lâm sàng là có thể phán đoán sự phát triển và tiên lượng của tổn thương.

 

Chích lễ liệu pháp ( Chích lễ - chữa bệnh) - Hoàng Lập Tân

return to top