Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS)
Trong đa số trường hợp đau bụng kinh, bác sĩ sẽ kê hoặc khuyên bạn nên dùng NSAIDS.
NSAIDS có loại được bày bán rộng rãi không cần kê đơn đơn, như là ibuprofen và aspirin. Nếu những loại thuốc này không hiệu quả, có thể bạn sẽ được kê loại NSAIDS thay thế khác, như naproxen hoặc axit mefenamic.
Những người bị hen suyễn, bệnh ở dạ dày, gan, thận và phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng NSAIDS. Thận trọng khi sử dụng NSAIDS cho trẻ em dưới 16 tuổi. Xin tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ trong trường hợp bạn không chắc liệu NSAIDS có phù hợp với bạn không.
Những loại thuốc giảm đau khác
Nếu vì bất kì lí do nào đó bạn không uống được NSAIDS hoặc NSAIDS tác dụng không hiệu quả với bạn, bạn có thể chuyển sang loại thuốc giảm đau khác. Paracetamol với ít tác dụng phụ và dễ dàng mua được trên thị trường mà không cần chỉ định là một lựa chọn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng giảm đau bụng kinh của paracetamol không mạnh bằng NSAIDS.
Thuốc tránh thai hàng ngày
Trong trường hợp bạn vừa muốn tránh thai vừa muốn giảm đau bụng kinh, thì thuốc tránh thai hàng ngày là một lữa chọn phù hợp với bạn mà bác sĩ khuyên dùng.
Thuốc tránh thai hàng ngày, với tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung và ức chế tổng hợp prostagladin là chất kích thích tử cung co bóp, là thuốc giảm đau hiệu quả trong trường hợp này.
Niêm mạc tử cung mỏng hơn nên cũng sẽ bong ra ít hơn so với khi niêm mạc tử cung dày, cơ thành tử cung không phải co bóp nhiều và mạnh để tống những mảnh bong này ra mỗi khi chu kì kinh nguyệt đến. Vì thế, kinh nguyệt của bạn cũng ít hơn.
Nếu vì bất kì lí do nào mà bạn không sử dụng được thuốc tránh thai hàng ngày, phương pháp cấy que tránh thai là một lựa chọn thay thế hiệu quả.
Có nhiều phương pháp khác nhau làm giảm đau bụng kinh ở nhà. Mặc dù không thể hoàn toàn giảm đau, nhưng những biện pháp sau phần nào làm cho bạn dễ chịu hơn mỗi khi kinh nguyệt đến.
Nếu sau 3 tháng sử dụng NSAIDS hoặc thuốc tránh thai tổng hợp và vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ giới thiệu bán đi khám chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân bệnh lí có thể mắc phải. Nếu thực sự tồn tại nguyên nhân gây đau bụng khác, phương pháp trị liệu sẽ phụ thuộc tùy theo từng bệnh.
Ví dụ, bệnh viêm cùng chậu (PID) được chữa trị bằng thuốc kháng sinh, trong khi bệnh xơ hóa cần phẫu thuật loại bỏ.
Mặc dù bạn có thể sẽ cần thuốc giảm đau, điều quan trọng vẫn là phải chữa trị nguyên nhân sâu xa gây bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh