Cho dù một chế độ ăn lành mạnh, đa dạng thành phần đã có thể giúp bạn bổ sung hầu hết các loại vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, bạn cần phải bổ sung thêm acid folic vào trong thực đơn của mình.
Một số khuyến cáo cho rằng bạn nên thêm:
400 microgram acid folic mỗi ngày, từ trước khi có thai cho đến khi thai được 12 tuần tuổi.
Việc này giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Bộ Y tế cũng khuyên rằng thai phụ nên bổ sung thêm vitamin D vào khẩu phần.
Không nên uống dầu gan cá hay bất cứ thực phẩm bổ sung nào có chứa vitamin A (hay retinol) trong thai kỳ. Thừa vitamin A có thể gây hại lên thai nhi. Đồng thời, cần luôn luôn kiểm tra nhãn mác trước khi nạp bất cứ thực phẩm nào vào cơ thể.
Bạn cũng cần nhận biết được các loại thức ăn nào nên tránh khi đang mang thai
Bạn có thể mua thực phẩm bổ sung ở những hiệu thuốc hay siêu thị, bác sĩ gia đình cũng có thể kê đơn cho bạn.
Nếu bạn muốn bổ sung acid folic từ viên đa vi chất, cần chắc chắn rằng viên thuốc không chứa vitamin A (hoặc retinol).
Bạn cần bổ sung 400 microgram acid folid dạng viên mỗi ngày trước khi mang thai cho đến khi thai được 12 tuần tuổi.
Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ, thường là khuyết tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống.
Nếu bạn chưa bổ sung acid folic trước khi có thai một thời gian, bạn vẫn có thể uống ngay khi biết được mình có thai. Bên cạnh đó, cần thêm những thực phẩm giàu folate (dạng tự nhiên của acid folic) vào khẩu phần ăn, ví dụ như những loại rau xanh.;
Một số loại ngũ cốc ăn sáng và chất béo dạng phết, như bơ thực vật, cũng có chứa acid folic.
Trên thực tế, khó có thể ăn đủ hoàn toàn lượng folate theo khuyến cáo, do đó, uống thực phẩm bổ sung chứa acid folic là thiết yếu.
Một số thai kỳ có nguy cơ cao mắc khuyết tật ống thần kinh thường được khuyên dùng acid folic với liều cao, khoảng 5 mg (5000 micrograms) mỗi ngày cho đến khi thai được 12 tuần.
Bạn thuộc nhóm nguy cơ cao nếu:
Nếu bạn có bất cứ điều nào kể trên, hãy gặp bác sĩ gia đình. Họ có thể kê acid folic liều cao cho bạn.
Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về những chương trình tầm soát thai kỳ cho bạn.
Bổ sung vitamin D là rất cần thiết bởi vì thời gian bạn ở trong nhà có thể nhiều hơn vào năm xảy ra dịch COVID-19 này.
Bạn cần bổ sung 10 microgram (400 đơn vị) vitamin D mỗi ngày để giữ cho hệ xương và cơ bắp khỏe mạnh.
Có một vài bài báo cáo về lợi ích của vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc coronavirus (COVID-19). Nhưng về việc vitamin D có thể chữa trị coronavirus thì chưa đủ bằng chứng.
Tất cả người lớn, bao gồm cả thai phụ và bà mẹ đang cho con bú, đều cần 10 microgram vitamin D mỗi ngày.
Vitamin D điều hòa lượng canxi và phốt-pho trong cơ thể, cần cho việc duy trì xương, răng và cơ khỏe mạnh.
Cơ thể chúng ta tự sản xuất vitamin D khi da được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Vitamin D cũng có trong một số loại thực phẩm, bao gồm:
Vitamin D được nhà sản xuất thêm vào một số loại ngũ cốc ăn sáng, chất béo dạng phết và những thực phẩm thay thế sữa. Nồng độ được thêm vào những sản phẩm này thường đa dạng và có thể chỉ được cho vào rất ít.
Do vitamin D chỉ tồn tại ở một số ít loại thức ăn, dù tự nhiên hay nhân tạo, vì vậy, rất khó có thể bổ sung đủ lượng vi chất này chỉ qua thức ăn.
Hầu hết mọi người có thể hấp thu đủ lượng vitamin D cần thiết từ ánh sáng mặt trời cũng như chế độ ăn lành mạnh, cân bằng vào mùa xuân và hè, do đó bạn có thể chọn không bổ sung vitamin D vào thời gian này trong năm.
Người ta không biết chính xác rằng cần phải phơi nắng trong bao lâu để hấp thu đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu bạn đang đi dưới nắng, bạn vẫn cần phải che chắn và bảo vệ da bằng kem chống nắng trước khi da ửng đỏ và cháy nắng.
Nếu bạn có làn da tối màu hoặc luôn che chắn cho da
Bạn có thể nằm trong nhóm nguy cơ hấp thu không đủ vitamin D:
Nếu vậy, bạn cần cân nhắc thêm thực phẩm bổ sung vitamin D vào thực đơn trong cả năm. Trước đó, bạn cần thảo luận với bác sĩ gia đình.
Nếu cơ thể thiếu sắt, bạn thường trở nên mệt mỏi và có nguy cơ bị thiếu máu.
Thịt nạc, rau xanh, trái cây khô và các loại hạt thường chứa nhiều sắt.
Nếu bạn muốn ăn đậu phộng và những thực phẩm chứa đậu phộng (như bơ đậu phộng) trong thai kỳ, bạn có thể thêm chúng vào như một phần của chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, trừ khi bạn bị dị ứng với loại hạt này hay bác sĩ của bạn không khuyên dùng.
Khá nhiều loại ngũ cốc được bổ sung thêm sắt. Nếu nồng độ sắt trong máu bạn suy giảm, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống thêm viên sắt.
Vitamin C bảo vệ tế bào và giúp chúng sinh trưởng khỏe mạnh.
Vitamin C thể chứa trong nhiều loại rau quả và chỉ cần có một chế độ ăn cân bằng, bạn đã có thể nạp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Những nguồn thức ăn chứa vitamin C:
Canxi là một vi chất quan trọng giúp hoàn thiện xương và răng của thai nhi.
Thực phẩm cung cấp canxi bao gồm:
Một chế độ ăn chay đa dạng và cân bằng thường cung cấp gần như đầy đủ dinh dưỡng cho bạn và thai nhi. Nhưng sắt và vitamin B12 là hai nguyên tố khó có thể cung cấp đủ với chế độ ăn này.
Hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn vẫn hấp thu đủ những vi chất cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn ăn chay hoặc đang áp dụng một chế độ ăn đặc biệt do bạn mắc chứng không dung nạp thực phẩm (chế độ ăn không gluten của bệnh coeliac) hoặc do nguyên nhân tôn giáo, bạn cần được tư vấn bởi bác sĩ.
Hãy hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên về cách để đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng cho cả bé và mẹ.
Xem thêm: Sốt trong thai kỳ - Những điều cần biết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh