✴️ Đánh giá các thăm dò, xét nghiệm sàng lọc để dự đoán nguy cơ sinh non

Nội dung

Sinh non được hiểu là khi em bé chào đời quá sớm trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Sinh non chiếm 10% trong tổng số các trường hợp thai phụ sinh con.

Trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ em được sinh ra sớm và sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể dự đoán khả năng sinh con tự nhiên dựa trên lần mang thai trước của người mẹ, nhưng việc dự đoán cho những phụ nữ mang thai lần đầu gặp nhiều khó khăn.

Các dấu hiệu sinh non

Những dấu hiệu và triệu chứng tiên lượng sanh non bao gồm:

  • Gò tử cung (có tính chất thường xuyên: khoảng > 4 cơn gò/10phút)
  • Nặng tức hạ vị
  • Tiết dịch âm đạo nhiều
  • Đau lưng chủ yếu ở phần thấp

Chỉ số của Creasy và Herron có thể được dùng kết hợp với các triệu chứng trên

  • Thực hiện theo dõi ở thai phụ từ 20-36 tuần thai
  • Xuất hiện gò tử cung 4 lần/20 phút hoặc 8 lần/60 phút
  • Có xuất hiện với một số dấu hiệu sau: Ối vỡ sớm hoặc có sự xóa mở cổ từ cung (xóa 50% và mở 2cm) hoặc có sự thay đổi về sự xóa mở cổ tử cung.

     dấu hiệu của sinh non

Sàng lọc nguy cơ sinh non

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng kiểm tra bằng siêu âm định kỳ nhằm khảo sát hoạt động của cổ tử cung có thể giúp dự đoán sinh non.

Cổ tử cung là phần ngoài, bên dưới của tử cung có thể mở rộng khi chuyển dạ. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cổ tử cung ngắn hơn có thể dự đoán sinh non.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng mức độ của Fibronectin bào thai - là một loại protein hoạt động như một "chất keo" trong thời kỳ mang thai, túi ối màng chất lỏng chứa đầy đệm em bé trong tử cung, niêm mạc của tử cung cũng có thể giúp dự đoán sinh non.

Nghiên cứu mới được công bố điều tra tính chính xác của hai phương pháp này.

Kết quả 'không có nhiều giá trị sàng lọc khi thực hiện thường xuyên các xét nghiệm này'

Các nghiên cứu đã nghiên cứu sinh non là tiến trình tự phát xảy ra tự nhiên. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu của 9.410 phụ nữ trên 8 trung tâm ở Mỹ.

Những phụ nữ này được đo chiều dài cổ tử cung bằng cách siêu âm lần thứ nhất ở tuần 16 đến 22 khi mang thai, và lần thứ hai ở tuần 22 đến 31 tuần của thai kỳ.

Những người tham gia cũng đã thực hiện xét nghiệm fibronectin ở tuần 6-14, tuần 16-22 và tuần thứ 22-30 của thai kì.

Nhìn chung, cả hai phương pháp này chỉ xác định được một số rất nhỏ phụ nữ sinh non.

  • Trong số những phụ nữ thực hiện kiểm tra siêu âm ở tuần 16-22, chỉ có 8% những người sinh non có cổ tử cung ngắn  được xác định là nhỏ hơn 25 mm.

  • Từ tuần 22-31, có ít hơn 23% phụ nữ sinh non có cổ tử cung ngắn.

  • Đối với nồng độ Fibronectin ở 16 đến 22 tuần của thai kỳ, chỉ có hơn 7% phụ nữ sinh non đã tăng Fibronectin ≥ 50 ng/ml. Ở tuần 22 đến 30, chỉ hơn 8% phụ nữ sinh non cho thấy có nồng độ cao của chất này.

Những phát hiện này cho thấy không có nhiều giá trị trong việc sàng lọc nguy cơ sinh non khi sử dụng thường xuyên các xét nghiệm này ở những phụ nữ mang thai.

Với nhiều nghiên cứu đang được thực hiện, cần phải nhanh chóng phát triển và đưa ra các thăm dò, xét nghiệm sàng lọc tốt hơn nhằm đánh giá nguy cơ sinh non, từ đó có những can thiệp, điều trị cần thiết.

 

Xem thêm: Lập bản đồ não ở trẻ sinh non có thêm giúp dự đoán khuyết tật

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top