✴️ Đau vùng cùng cụt sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung

Đau xương cụt là gì?

Đau xương cụt là tình trạng xảy ra do sự mất ổn định của xương cụt dẫn đến viêm các khớp lân cận (đặc biệt là khớp cùng chậu). Cơn đau ở xương cụt sẽ chuyển biến từ mức độ nhẹ đến dữ dội và thường tăng nặng khi ngồi xuống, đứng lên hoặc ngả người ra sau khi ngồi trên ghế.

Đau xương cụt có thể lan xuống hông và chân làm cho việc đi lại khó khăn hơn, nhiều khi còn cảm thấy nhói đau ở xương cụt khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.

Đau xương cụt kéo dài hơn 3 tháng sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính kéo theo việc điều trị trở nên phức tạp và không đạt được kết quả tốt nhất. Nghiêm trọng hơn, xương cụt bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống, suy giảm chức năng hệ vận động.

Triệu chứng đặc trưng của đau xương cụt sau sinh

Hầu như ai khi thấy đau hông, đau chân hay kể cả đau vùng lưng đều chỉ nghĩ vấn đề thuộc về cột sống hoặc khớp cùng chậu mà không nghĩ rằng cơn đau này do xương cụt gây ra.

Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của đau xương cụt sau sinh giúp các mẹ phần nào nhận diện được cơn đau:

  • Đau và căng cứng ở vùng ngay trên mông.
  • Cơn đau diễn ra âm ỉ phần lớn thời gian và chỉ đôi khi mới đau nhói
  • Khi ngồi xuống, đứng lên, đứng lâu, cúi thấp người, đi vệ sinh và quan hệ tình dục thì mức độ đau trở nên tồi tệ hơn
  • Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên lưng, hông, đi xuống mông và chân.

Tùy mỗi người sẽ có biểu hiện của các triệu chứng khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xác nhận lại để tránh nhầm lẫn với những cơn đau xương khớp khác.

Triệu chứng đặc trưng của đau xương cụt sau sinh

Nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh

Ở phụ nữ sau sinh, tình trạng đau xương cụt không phải hiếm gặp do xuất phát từ việc cơ thể có những biến đổi trong quá trình mang thai và sau khi sinh con, đặc biệt ở những phụ nữ mang thai lần đầu.

Trong thời kỳ mang bầu, cơ thể phụ nữ phải nâng đỡ và bảo vệ thai nhi nên cột sống phải chịu nhiều áp lực. Kết cấu của khớp đốt sống lưng có sự thay đổi, các cơ, màng gân và dây chằng ở thắt lưng bị căng thẳng.

Phần xương chậu cũng phải chịu áp lực lớn.

Đồng thời, khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên trong bị bào thai phát triển đến sau khi sinh em bé, các cơ quan nội tạng lại đột ngột hạ xuống dẫn đến tình trạng các mẹ cảm thấy đau lưng, đau xương cụt ở mông trong khi mang thai hoặc cả sau khi sinh.

Khi bị đau xương cụt sau sinh, nhiều bà mẹ còn không thể đứng được mà ngồi lại đau nhói, chỉ có thể nằm.

Mẹ sau sinh cũng cảm thấy hết sức khó khăn khi thay đổi sang tư thế khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc con nhỏ, các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng như công việc của các chị em.

Tình trạng đau xương cụt sau sinh không thuyên giảm có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Cơ thể mẹ bị thiếu canxi do quá trình mang thai và sinh con, nguy cơ bị loãng xương cột sống sau sinh.
  • Chế độ ăn uống sau khi sinh của mẹ không đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, thiếu chất.
  • Không nghỉ ngơi hợp lý sau sinh, làm việc quá sức, ngồi nhiều khiến các dây chằng cột sống, vùng xương chậu không được phục hồi tốt.
  • Các bệnh lý ở cột sống như chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp cột sống…
  • Các bệnh phụ khoa, viêm cơ quan sinh dục.

Bị đau xương cụt sau sinh phải làm sao?

Đau xương cụt sau sinh là tình trạng khá bình thường và nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa trị triệt để tại nhà hoặc bệnh viện.

Trung bình mất 6 tuần để cơ thể phụ nữ sau khi sinh phục hồi sức khỏe. Trong thời gian này, chị em lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, căn uống đầy đủ (bổ sung canxi), sinh hoạt lành mạnh, tránh vận động mạnh để giúp cơ thể phục hồi hiệu quả.

Đồng thời kết hợp xoa bóp, bấm huyệt để giảm thiệu các cơn đau ở vùng cột sống lưng và xương cụt.

Nếu tình hình đau không thuyên giảm, hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được tư vấn cụ thể nhé.

Xem thêm: Bí tiểu sau sinh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top