✴️ Đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu

Nội dung

`1. Nguyên nhân gây đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu

-Do chế độ ăn uống không hợp lý: Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu. Chế độ ăn uống không hợp lý, khoa học (ăn nhanh, ăn quá no, ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, thực phẩm dễ sinh đầy hơi…) khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tường thường gặp ở các thai phụ.

Đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tường thường gặp ở các thai phụ.

-3 tháng đầu, mẹ bầu thường bị nghén, thích ăn những món lạ, ăn tăng số lượng  nên cũng rất dễ bị đầy hơi.

-Thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng.

-Do các bệnh lý đường tiêu hóa…

 

2. Đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những thai phụ đang gặp phải tình trạng này. Đây hơi khi mang thai 3 tháng đầu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể. Các triệu chứng của đầy hơi khiến thai phụ mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không có cảm giác ngon miệng có thể khiến thai phụ bị tụt cân, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi….

Do đó, khi bị đầy hơi, thai phụ cần xem lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Nếu sau khi điều chỉnh chế độ ăn không thấy cải thiện cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và được tư vấn xử trí kịp thời, đúng cách.

Để khắc phục tình trạng đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ nên chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

Để khắc phục tình trạng đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ nên chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

 

3. Xử trí như thế nào khi bị đầy hơi 3 tháng đầu?

Để khắc phục tình trạng đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ nên chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

-Chế độ ăn uống: Nên ăn uống điều độ, ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no trong một bữa, không nên để dạ dày quá trống, hạn chế ăn các đồ ăn thức uống khó tiêu hóa dễ gây đầy hơi chướng bụng như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, dưa cà muối, kim chi muối, các loại nước có ga, có cồn, cafein… Nên ăn nhiều chất xơ và các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, rau xanh, trái cây tươi, đu đủ chín, chuối chín, táo, nho, lê… Uống nhiều nước, nên uống từ 2-3 lít nước/ngày.

-Ngủ đúng tư thế: Mẹ bầu nên kê gối cao hơn một chút khi ngủ, tránh nằm ngủ ở tư thế đầu thấp hơn dạ dày.

-Nói không với thuốc lá

-Vận động nhẹ nhàng, đều đặn.

-Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoái mái, tránh xa căng thẳng – stress.

-Thăm khám sớm và kịp thời nếu tình trạng đầy hơi không giảm sau khi điều chỉnh lối sống.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top