Vô kinh là tình trạng gặp phải ở nữ giới khi có hiện tượng mất 1 chu kỳ kinh nguyệt của 1 tháng nào đó trong khi các tháng khác vẫn có. Hiện tượng này xảy ra khi đến ngày xuất hiện kinh nguyệt theo chu kỳ nhưng lại không thấy chảy máu kinh nguyệt.
Theo nguyên nhân, vô kinh được chia thành 02 loại là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát:
Ngoài ra, vô kinh còn được chia ra 2 loại theo hình thức: vô kinh giả và vô kinh thật.
Có rất nhiều lý do dẫn đến vô kinh. Ví dụ, vô kinh nguyên phát có thể xuất hiện khi cơ thể gặp các vấn đề về cấu trúc của cơ quan sinh dục. Nó cũng có thể là dấu hiệu của buồng trứng kém phát triển hoặc gặp các rối loạn dẫn đến trục trặc trong hoạt động. Đôi khi, việc gặp phải các vấn đề về tuyến giáp hay tuyến yên cũng khiến hormone không được sản sinh đầy đủ và cũng gây những rối loạn đến chu kỳ kinh nguyệt.
Một số nguyên nhân thứ phát khác bao gồm:
Việc vô kinh theo sinh lý bình thường của cơ thể có thể bắt gặp khi bạn mang thai, đang cho con bú hay vào giai đoạn mãn kinh. Đôi khi, việc bắt đầu, dừng hay thay đổi quá trình sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và có thể dẫn tới vô kinh.
Bạn nên gặp bác sĩ nếu thấy mình vô kinh trong 3 chu kỳ liên tiếp, hoặc đã đến tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh nguyệt để được khám và tư vấn về sức khỏe. Đó có thể là những dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn và bạn cần được chẩn đoán và điều trị.
Để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đế vô kinh, bác sỹ sẽ loại bỏ khả năng bạn đang mang thai hoặc bạn đã đến giai đoạn mãn kinh. Sau đó, họ sẽ hỏi bạn để bạn mô tả các triệu chứng và tiền sử của bản thân. Đây là điều rất quan trọng, và bạn nên nói với bác sỹ:
Bác sỹ cũng có thể tiến hành kiểm tra vùng khung chậu của bạn, hay yêu cầu bạn làm các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu hay chẩn đoán hình ảnh để giúp cho quá trình chẩn đoán.
Bác sỹ thường sẽ lên một kế hoạch điều trị cho bạn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh. Nếu bạn đang trong tình trạng béo phì, bác sỹ có thể khuyến nghị bạn một chu trình giảm cân. Nhưng nếu bạn sụt cân quá nhanh hay tập luyện đang trong thời gian tập luyện căng thẳng, bác sỹ cũng có thể khuyên bạn nên thực hiện các chế độ tăng cân hay giảm cường độ tập luyện thể lực.
Để giúp bạn duy trì ổn định tinh thần, bác sỹ cũng sẽ sử dụng các phương pháp nói chuyện tâm lý, hoặc có thể sử dụng thuốc hay các biện pháp khác. Nếu bạn gặp phải các vấn đề ở tuyến giáp, bác sỹ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc giúp thay thế lượng hormone hao hụt, hoặc khuyên bạn nên đi phẫu thuật để chữa trị dứt điểm.
Với những tình trạng nặng nề hơn như ung thư buồng trứng, bạn nên tiến hành nhiều biện pháp điều trị đồng thời như xạ trị kết hợp với hóa trị. Đây là tình trạng nghiêm trọng, do vậy bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Để dự phòng tình trạng này, bạn nên:
Mặc dù vô kinh không phải là tình trạng nguy cấp, song nó cũng mang tới nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe. Nếu vô kinh có nguyên nhân đến từ sự thay đổi hormone, nó có thể ảnh hưởng đến mật độ xương của cơ thể và làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Nó cũng có thể gây khó khăn cho bạn nếu bạn có mong muốn có thai.
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị vô kinh và các nguyên nhân gây ra nó thường được kết hợp đồng thời. Bạn nên hỏi bác sỹ về những thông tin về tình trạng của bản thân, các phương pháp điều trị và một quá trình điều trị lâu dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh