Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chuẩn bị từ giai đoạn trước khi mang thai, bao gồm cả kiến thức, sức khỏe và tâm lý của người mẹ cũng như các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, đối với các sản phụ sinh con so, sự chuẩn bị kỹ lưỡng giúp đảm bảo quá trình chuyển dạ – hậu sản diễn ra thuận lợi, đồng thời tạo nền tảng cho việc nuôi dưỡng trẻ an toàn, khoa học.
Nếu trẻ sơ sinh khỏe mạnh, nhân viên y tế sẽ thực hiện lau khô trẻ theo quy trình chuẩn và hỗ trợ tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé trong giờ đầu tiên sau sinh. Việc cho bú sớm trong thời điểm này mang lại nhiều lợi ích:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh, được khuyến cáo bởi WHO và UNICEF, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Sữa mẹ:
Khuyến cáo: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho bú đến 24 tháng kết hợp ăn dặm.
Thời điểm bắt đầu: Nên cho trẻ bú trong giờ đầu sau sinh, kể cả khi mẹ còn mệt mỏi. Sữa non tuy số lượng ít nhưng giàu kháng thể và dinh dưỡng.
Tư thế cho bú:
Ngậm vú đúng:
Tần suất bú: Cho bú theo nhu cầu, kể cả ngày và đêm, trung bình 2–3 giờ/lần, mỗi lần 15–30 phút. Nếu trẻ ngủ nhiều, cần đánh thức bú ít nhất mỗi 3 giờ.
Trong trường hợp mẹ – con cách ly (bé non tháng, bệnh lý sơ sinh, mẹ đi làm sớm...), cần vắt sữa để duy trì nguồn sữa mẹ.
Cách vắt sữa và lưu trữ:
Nhiệt độ bảo quản |
Thời gian sử dụng tối đa |
---|---|
25–27°C |
4 giờ |
20–22°C |
10 giờ |
15–16°C |
24 giờ |
4°C (tủ lạnh) |
5 ngày |
0°C (ngăn đá) |
2 tuần |
Hâm nóng sữa:
Một số trường hợp không nên cho bú mẹ hoặc cần đánh giá lại:
Nuôi con bằng sữa mẹ là một chiến lược hiệu quả, an toàn và tiết kiệm trong bảo vệ sức khỏe trẻ em. Việc hướng dẫn đúng kỹ thuật và nhận thức đầy đủ vai trò của sữa mẹ cần được lồng ghép trong các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Nhân viên y tế đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ, tư vấn và theo dõi quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh