Mẹ sinh mổ cần chú ý những gì ?

Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt – Bí quyết quan trọng khi chăm sóc bé sinh mổ

Sau sinh mổ, ngoài chế độ dinh dưỡng thì điều mà nhiều mẹ băn khoăn là làm sao để chăm sóc bé sinh mổ tốt nhất. Bởi trẻ sinh mổ sẽ có hệ miễn dịch kém hơn và thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa hơn so với trẻ sinh thường.

Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ không đi qua kênh sinh tự nhiên của mẹ nên không được thừa hưởng hệ vi sinh vật có lợi từ mẹ. Do vậy bé dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà đường ruột lại là nơi chứa đến 70 – 80% tế bào miễn dịch. Chính vì thế, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ thường kém phát triển và tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thiện so với bé sinh thường.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra trẻ sinh mổ có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch cao hơn 1,5 lần và khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [5], [6]. Ngoài ra, bé sinh mổ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng thở khò khè, khó thở… nhất là trong giai đoạn chuyển mùa – thời điểm mà tỷ lệ các bé mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao [7].

 

Chính vì vậy, muốn con phát triển toàn diện và tối ưu, mẹ sẽ cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Bởi trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng có thể giúp bé sinh mổ tăng cường đề kháng và nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch như:

  • HMO (Human Milk Oligosaccharides): Đại dưỡng chất có hàm lượng lớn thứ 3 trong sữa mẹ, trong đó, có 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL. Các nghiên cứu cho thấy 5 HMOs này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp làm giảm khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ lên đến 66%. Đồng thời, các HMO này còn giúp cải thiện và nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ chống lại nhiều mầm bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng [10], [9].
  • Bifidobacterium (BB-12) là chủng lợi khuẩn có tác dụng củng cố hệ tiêu hóa, giúp làm giảm 46% nguy cơ tiêu chảy và giảm số ngày mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ [15]. Đồng thời, lợi khuẩn này còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp [12].

Tuy nhiên, sau sinh mổ, việc cho bé bú sữa ngay có thể hơi khó khăn do mẹ đôi khi sẽ phải đối diện với một số tình trạng như ít sữa, mất sữa sau sinh. Nếu chẳng may lâm vào tình huống này, mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ sữa công thức có các loại dưỡng chất gần với sữa mẹ nhất với hàm lượng cao như HMO (đặc biệt 5 loại HMOs được tìm thấy nhiều nhất trong sữa mẹ như 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL), nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium (BB-12)

 

Bí quyết giúp mẹ sinh mổ nhanh hồi phục

Ngoài chuyện lưu ý sau sinh mổ nên ăn rau gì thì mẹ nên tích cực thay đổi thói quen sống của mình như là:

  • Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày vì thiếu ngủ sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Uống nhiều nước. Nếu mẹ đang gặp vấn đề như sốt hoặc tiêu chảy sau sinh mổ thì phải quan tâm nhiều hơn đến việc bù nước.
  • Tránh xa khói thuốc, nói không với rượu, bia hoặc thức uống có cồn vì đây là những tác nhân khiến quá trình tự chữa lành của cơ thể bị đình trệ.
  • Sự thiếu hụt vitamin A hay B12 cũng ảnh hưởng nhiều đến thời gian hồi phục. Vậy nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang quan tâm muốn dùng viên uống bổ sung vitamin.

 

Sinh mổ nên ăn rau gì? Mách mẹ 6 loại vừa ngon lại bổ dưỡng

Trả lời cho thắc mắc: “Sau sinh mổ nên ăn rau gì để mẹ khỏe lại mau chóng?”- Xin gợi ý đến bạn một số lựa chọn sau:

1. Cải bó xôi (hay rau chân vịt, rau bina)

2. Mẹ sinh mổ nên ăn rau gì? Đấy chính là quả bầu

3. Bông cải xanh

4. Sau sinh mổ nên ăn rau gì? Đừng bỏ qua rau chùm ngây

5. Khoai lang

6. Sau sinh mổ nên ăn gì? Mua ngay măng tây mà dùng mẹ nhé

 

1. Diet After C-section Delivery – Foods to Eat and Avoid https://parenting.firstcry.com/articles/diet-after-c-section-delivery-foods-to-eat-and-avoid/ 

2. 20 Indian Foods to Eat After Delivery https://parenting.firstcry.com/articles/indian-foods-to-eat-after-delivery-postnatal-diet-for-indian-mothers/ 

3. 10 of the Best Foods to Help You Heal https://www.healthline.com/nutrition/foods-that-help-you-heal 

4. 11 Vegetables To Eat When Breastfeeding https://www.romper.com/p/11-vegetables-to-eat-when-breastfeeding-16505 

5. Cesarean section and Chronic Immune Disorders. Pediatrics, 135(1), e92–e98. https://doi.org/10.1542/peds.2014-0596  

6. The effect of medical and operative birth interventions on child health outcomes in the first 28 days and up to 5 years of age: A linked data population-based cohort study. Birth. 2018 Dec;45(4):347-357. doi: 10.1111/birt.12348. Epub 2018 Mar 25. PMID: 29577380; PMCID: PMC6282837.

7. What Are the Risks of a C-Section? https://www.webmd.com/baby/risks-of-a-c-section 

8. Lợi ích khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ https://tytphuongtruongtho.medinet.gov.vn/chuyen-muc/loi-ich-khi-nuoi-con-hoan-toan-bang-sua-me-c8196-77582.aspx

9. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/ 

10. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ 

11. Dietary Nucleotides – Nutrition https://www.novocib.com/Nucleotide_Analysis_Services.html 

12. Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12 in reducing the risk of infections in early childhood https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26372517/ 

13. Effect of dietary ribonucleotides on infant immune status. Part 2: Immune cell development https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15496603/

14. Merolla et al. Minerva Pediatrica. (2000); Pickering et al. Pediatrics. (1998); – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11268927/ ; Yau et al. J Pediatr Gastroenterol Nutr. (2003) – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12499994/

15. Chouraqui et al. (2004) – https://journals.lww.com/jpgn/fulltext/2004/03000/acidified_milk_formula_supplemented_with.11.aspx

return to top