Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất nên việc không có sữa sau sinh khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
Không có sữa sau sinh hay ít sữa sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
Nếu người mẹ có cuộc sống bận rộn, nhiều lo lắng, áp lực từ công việc nhiều gây căng thẳng, stress sẽ là yếu tố dẫn đến cơ thể không tiết sữa sau sinh làm cho không có sữa cho con bú.
Là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu nhưng tuyến giáp lại có vai trò quan trọng để duy trì sự cân bằng hormone trong cơ thể. Mất cân bằng nội tiết tố có thể do tuyến giáp gặp trục trặc, kéo theo đó là lượng sữa tiết ra ít hoặc không có sữa sau sinh.
Sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì, khả năng sinh sản của phụ nữ đều có liên quan đến hai hormone là estrogen và progesterone. Bên cạnh đó prolactin hỗ trợ sản xuất sữa trong thời kỳ mang thai còn oxytocin giúp dòng sữa chảy qua ống dẫn của tuyến vú.
Nếu phụ nữ bị thiếu các hormone trên do tuyến giáp gặp trục trặc hoặc do bất kỳ yếu tố nào đều sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.
Quá trình sản xuất sữa sẽ bị ảnh hưởng nếu người mẹ có lối sống ít vận động, ăn uống không đảm bảo, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất gây nghiện.
Mẹ sau sinh muốn sữa về nhanh cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn đảm bảo, tránh xa các chất kích thích.
Trước khi sinh con hoặc ngay sau khi sinh nếu sử dụng một số loại thuốc và thảo dược rất có thể là tác nhân cản trở việc sản xuất sữa mẹ.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thuốc giảm đau khi chuyển dạ sẽ gây trì hoãn việc tiết sữa, không có sữa sau sinh.
Bên cạnh đó, việc sử dụng cây xô thơn, lá kinh giới, rau mùi tây và bạc hà cũng sẽ gây ức chế việc tiết sữa.
Vậy nên khi đang mang bầu hoặc sau khi sinh, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào để không ảnh hưởng đến sữa.
Nồng độ các hormone trong cơ thể sẽ bị kiểm soát nếu các loại thuốc tránh thai hoạt động nhằm ức chế quá trình rụng trứng, gây tác động xấu lên sức khỏe người dùng. Sau khi sinh sử dụng thuốc tránh thai sẽ dẫn đến tình trạng mẹ không có sữa sau sinh.
Vậy nên trong thời gian đầu sau khi sinh, nếu muốn tránh thai chỉ nên áp dụng các biện pháp phòng tránh không dùng thuốc như bao cao su, màng chắn tinh trùng…
Sự tác động của tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tiêu thụ thực phẩm bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể người mẹ.
Chị em nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế những tác động xấu từ môi trường, hạn chế ra ngoài nơi đông đúc, ô nhiễm, ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, có mùi lạ…
Hormone gây căng thẳng sẽ tăng lên trong các trường hợp sinh khó, sinh mổ, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất sữa mẹ, tình trạng không có sữa sau sinh sẽ xảy ra.
Trong khi sinh nếu mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch sẽ trở thành tác nhân góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.
Phụ nữ khi sinh bị mất máu quá nhiều có thể làm cho tuyến yên nằm trong não bị tổn thương, không còn khả năng kích hoạt sự tiết sữa. Trường hợp mất hơn 500ml máu trong khi sinh trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau sinh hoặc sữa chậm về.
Những mẹ bầu chuyển dạ sinh non thì các mô tuyến trong vú sẽ không có thời gian đủ để phát triển nên không có sữa sau sinh.
Sót nhau thai trong tử cung sau khi sinh là nguyên nhân kích hoạt quá trình giải phóng progesterone ngăn chặn sự khởi đầu của việc tiết sữa.
Insulin là một trong những hormone quan trọng đối với việc sản xuất sữa mẹ. Nồng độ insulin sẽ có sự dao động nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, tác động đến sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.
Tuổi của người mẹ
Sinh con khi tuổi đã cao cũng là một trong những yếu tố làm cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít, thậm chí là không có sữa sau sinh.
Rất nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất an khi chậm có sữa hoặc ít sữa cho con bú, việc này vô tình khiến tình trạng không có sữa sau sinh xảy ra.
Cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ sản xuất ra 4 hormone chính là prolactin, cortisol, oxytocin và insulin, đây là 4 loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ.
Trong đó prolactin thúc đẩy cơ thể mẹ sản xuất sữa, nồng độ hormone này tăng lên trong suốt thai kỳ. Thế nhưng, do ảnh hưởng của progesterone ức chế phản ứng của prolactin khi mang thai khiến cơ thể mẹ không sản xuất sữa.
Thông thường, sau khi em bé chào đời, nhau thai đã bong, hormone do nhau thai tiết ra cũng ra khỏi cơ thể thì cơ thể mẹ mới tiết sữa. Yếu tố kích hoạt sản xuất sữa mẹ chính là sự sụt giảm nồng độ progesterone. Vậy nên sau khi sinh một vài ngày, hai bầu vú của sản phụ sẽ trở nên căng tức, núm vú rỉ sữa và đây chính là dấu hiệu cho thấy sữa đã về.
Trong vòng 40 giờ đầu sau sinh, sữa non đã có sẵn trong bầu vú của người mẹ, nhưng phải mất khoảng 2 – 3 ngày sau sinh sữa mẹ mới về.
Mẹ sau sinh cũng không nên buồn bã hay thất vọng khi không thấy sữa sau khi sinh ít ngày vì tâm trạng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiết sữa.
Mẹ nên áp dụng những cách gọi sữa về sau sinh dưới đây để mau chóng có sữa cho con bú:
Trong vài giờ đầu sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú hoặc vắt sữa (trường hợp bé không thể bú mẹ) vì động tác bú mút của bé hay lực hút của máy vắt sữa sẽ kích thích cơ thể tiết sữa.
Bên cạnh đó, mỗi 1 – 2 giờ, mẹ hãy dùng tay nhẹ nhàng vắt sữa dù bầu vú không tiết sữa để kích hoạt sữa, thúc đẩy sữa về nhanh hơn.
Hai bầu ngực nên được massage theo chuyển động tròn, hướng từ trong ra ngoài đến núm vú.
Có thể dùng thêm khăn mề nhúng nước nóng, vắt ráo và chườm ấm cho bầu ngực để sữa chảy ra dễ dàng hơn và giúp bé ngậm vú mẹ đúng cách để con nhận được lượng sữa đúng cách.
Da chạm da sau sinh không chỉ đem lại lợi ích tích cực cho con mà còn hữu ích trong việc kích thích quá trình tiết sữa diễn ra nhanh hơn.
Quá trình sản xuất sữa mẹ ở sản phụ có thể bị tác động xấu bởi một số loại thuốc và thảo mộc nên trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Mẹ nên tìm hiểu cách cho bé bú đúng cách để giúp bé nhận đủ lượng sữa cần thiết và không rơi vào tình trạng không có sữa sau sinh.
Hãy xin lời tư vấn từ bác sĩ nếu sau sinh vài ngày chưa có sữa, sữa ít để tìm ra nguyên nhân cản trở việc sản xuất sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bé mà còn thêm gắn kết tình cảm mẹ con. Do đó mỗi bà mẹ cần hiểu rõ về những nguyên nhân có thể dẫn đến không có sữa sau sinh để phòng tránh.
Xem thêm: Rụng tóc sau sinh - nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh