✴️ Sinh với Forceps

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Là thủ thuật sử dụng hai cành forceps cặp hai bên đầu thai nhi hỗ trợ giúp đầu thai nhi sổ ra ngoài. 

 

CHỈ ĐỊNH

Về phía mẹ

Mẹ rặn không sổ.

Mẹ có chống chỉ định cho rặn: bệnh lý nội khoa (tim, phổi, thận, thần kinh), tử cung có sẹo mổ cũ,  tiền sản giật nặng, sản giật...

Tầng sinh môn rắn, không giãn nở.

Về phía thai.

Thai suy.

Forceps đầu hậu trong ngôi mông.

Điều kiện.

Thai đẻ được đường dưới

Đầu lọt trung bình hoặc thấp

Cổ tử cung mở hết

i vỡ hoàn toàn hoặc bấm ối 

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện 

Y sĩ, bác sĩ chuyên khoa phụ sản 

Khám lại toàn thân, tư vấn cho người mẹ và gia đình.

Rửa tay, mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, đeo găng đã  được tiệt khuẩn như làm phẫu thuật.

Phương tiện

Bộ forceps, bộ dụng cụ đỡ đẻ và bộ khâu tầng sinh môn, bộ kiểm tra cổ tử cung. - Các phương tiện để hồi sức sơ sinh.

Sản phụ

Đặt sản phụ ở tư thế sản khoa, mở rộng hai đùi.

Động viên sản phụ nằm yên, thở đều, không rặn.

Sát khuẩn rộng vùng âm hộ, tầng sinh môn.

Thông đái.

Trải khăn vô khuẩn như phẫu thuật đường dưới.

Nếu mẹ được chỉ định forceps vì bệnh tim, tăng huyết áp, tiền sản giật… thì phải điều trị nội khoa thích hợp trước khi làm thủ thuật.

Nên giảm đau bằng gây tê tại chỗ hoặc gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống.

Chỉ rặn khi hai bướu đỉnh đã ra khỏi âm hộ  nếu không phải  trường hợp chỉ định vì không được cho sản phụ rặn.

Theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu. 

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thì 1: Xác định ngôi, thế, kiểu thế, độ lọt và điều kiện làm forceps.

Thì 2: Đặt hai cành forceps.

Đặt cành trái: 

Dùng hai ngón tay phải đưa vào bên trái khung chậu (giữa đầu thai nhi và âm đạo), nhằm mục đích bảo vệ và hướng dẫn khi đặt cành forcep.

Cầm cành trái bằng tay trái, đưa nhẹ nhàng cán và thân foóc xép vào vị trí giữa đầu thai nhi và hai ngón tay phải. Lúc đầu cành forceps ở tư thế thằng đứng, sau khi cán đã ôm đầu thai nhi thì chuyển hướng thành ngang.

Đưa cành trái forcep cho người phụ giữ.

Đặt cành phải:

Đặt tiếp cành phải, đối xứng để khớp với cành trái. Nếu không khớp, cần đặt lại.

Thì 3: Khớp cành và kéo. Khớp hai cành với nhau.

Kéo từ từ theo cơ chế đẻ bằng sức của cẳng tay,  tốt nhất trong cơn co phối hợp với sức rặn của người mẹ, trừ trường hợp có chống chỉ định rặn.

Cắt tầng sinh môn giữa hai cành forceps.

Thì 4: Tháo cành forceps.

Khi  đường kính lớn nhất của đầu thai nhi (lưỡng đỉnh) qua âm hộ thì ngừng kéo để tháo cành. Cành đặt sau lấy  ra trước, cành đặt trước lấy  ra sau.

Đỡ thai nhi như đỡ đẻ thường. 

Đỡ rau như thường lệ bằng phương pháp xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ.

Kiểm tra tổn thương cổ tử cung âm đạo và tầng sinh môn. Khâu tầng sinh môn và các vết rách  

 

THEO DÕI

Tình trạng sản phụ: huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ

Lượng máu mất, thường do chấn thương đường sinh dục Ư

 

TAI BIẾN

Sản phụ

Chấn thương tầng sinh môn:

Tai biến thường gặp hàng đầu sau can thiệp forceps. Đối với forceps eo dưới, tỷ lệ rách tầng sinh môn độ 3 và 4 chiếm 13%.

Són tiểu không tự chủ

Do chấn thương cơ đáy chậu và các đám rối thần kinh

Mất máu sau can thiệp bằng forceps:  

Thường là hậu quả của tình trạng chấn thương tầng sinh môn nặng nề

Tỷ lệ truyền máu sau sinh cao hơn nhiều (4,2%) so với mổ lấy thai không biến chứng (1,4%) và đẻ thường (0,4%).

Nếu nặng có thể dẫn tới shock giảm thể tích.

Nhiễm trùng hậu sản

Thai nhi

Đẻ bằng forceps có thể gây tai biến nặng nề cho sản phụ nhưng ít gây ảnh hưởng xấu trên thai nhi. Các tai biến có thể gặp bao gồm tụ máu dưới da đầu, liệt dây thần kinh sọ VII, liệt đám rối thần kinh cánh tay.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top