Sau khi sinh con, bầu vú của người phụ nữ bắt đầu sản sinh ra sữa để cho trẻ bú. Trong thời gian này, mẹ được trải qua những cung bậc cảm xúc từ niềm hạnh phúc khi thấy con bú mẹ say sưa và phát triển khỏe mạnh, cho đến sự hoang mang, lo lắng khi thấy ngực xuất hiện những khối cứng và đau nhức. Những khối này hoàn toàn có thể chỉ là những cục tắc tia sữa mà bạn có thể xử lý được tại nhà, nhưng cũng đừng chủ quan, khối tắc hoàn toàn có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng hơn như là viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú và việc điều trị cũng sẽ phức tạp hơn.
Sữa mẹ được tạo ra bởi các nang sữa, sau đó theo các ống dẫn sữa đổ về khoang chứa sữa ở bầu vú. Sữa trong khoang dưới tác động bú mút của trẻ mà chảy ra ngoài. Tuy nhiên vì một số lý do khiến cho sữa không thể thoát ra ngoài được và tích tụ lại tại các khoang chứa sữa, trong khi đó sữa vẫn tiếp tục được tiết ra liên tục và khiến khoang chứa sữa căng cứng, gây chèn ép các khoang sữa khác và gây đau đớn cho người phụ nữ. Hiện tượng này gọi là tắc tia sữa.
Tắc tia sữa xảy ra khi ống dẫn sữa của bạn bị chặn lại hoặc hệ thống thoát sữa kém. Nguyên nhân có thể do có cặn sữa làm chặn dòng chảy, do em bé bỏ bú, do bầu vú còn sữa sau khi trẻ bú, mẹ mặc áo ngực quá chật, hoặc do mẹ đang gặp các vấn đề gây căng thẳng – điều mà hầu hết các bà mẹ sau sinh thường gặp phải,...
Tắc tia sữa thường xuất hiện từ từ và ở 1 bên vú, biểu hiện khi bị tắc tia sữa bao gồm:
Khi bạn bị tắc tia sữa, việc đầu tiên bạn cần làm là dừng ngay việc nắn bóp và hút sữa. Bạn cũng cần bắt đầu xử lý cục tắc ngay khi thấy chúng xuất hiện. Các bước xử lý có thể bao gồm:
Nếu dùng các cách trên vẫn không thể thông được cục tắc, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các vật lý trị liệu như:
Việc sử dụng các thiết bị này giúp làm tan cục tắc hiệu quả hơn mà không làm tổn thương tuyến sữa.
Tắc tia sữa thường là do sữa bị ứ đọng lại trong các khoang chứa sữa, do đó người mẹ cần đảm bảo cho con bú hoặc hút sữa thường xuyên.
Một số cách phòng chống tắc tia sữa bao gồm:
Nếu bạn đã cố gắng làm mọi cách để xử lý tắc tia sữa ở nhà nhưng không hiệu quả hoặc bạn thường xuyên bị tắc tia sữa, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu vấn đề của mình là gì. Việc thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt có thể giúp bạn giảm tắc tia sữa.
Ngoài ra, bạn cũng cần tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn có biểu hiện:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh