✴️ Theo dõi thân nhiệt

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể, được ký hiệu T0

Thân nhiệt được cân bằng giữa hai quá trình của tạo nhiệt và thải nhiệt, chịu ảnh hưởng một phần bởi môi trường bên ngoài.

Tạo nhiệt:                  

Sự co mạch.

Sự vận động, co cơ, rung giật cơ.

Chuyển hoá các chất. 

Hoạt động của hệ nội tiết. 

Thải nhiệt:

Sự bài tiết qua hơi thở, mồ hôi, giảm khối lượng tuần hoàn.

Sự dãn mạch ngoại biên.

Do ức chế thần kinh.

Tuy nhiên nhiệt độ cơ thể còn chịu sự kiểm soát của trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) và được duy trì trong giới hạn hẹp.

Các mô và tế bào trong cơ thể có khả năng chịu đựng nhiệt độ tốt nhất trong khoảng từ 360C - 380C, khoảng cách này có thể khác nhau tùy thuộc theo tuổi, giới tính, hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể: từ 36,50C - 370C.

Sốt xảy ra khi cơ chế thải nhiệt mất khả năng quân bình nhiệt độ.

Khi thân nhiệt đo được cao hơn 37,50C thì gọi là sốt và khi thân nhiệt thấp hơn 36thì gọi là hạ thân nhiệt.

Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt gọi là nhiệt kế (Thermometer).

 

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÂN NHIỆT 

Tuổi: trẻ em thân nhiệt thường cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ sốt cao do bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể và đôi khi kèm co giật. Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so với người trẻ.

Khi hoạt động nhiệt độ tăng.

Nội tiết: phụ nữ nhiệt độ thương cao hơn nam giới đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng.

Stress thường làm thay đổi nhiệt độ: tăng hoặc hạ nhiệt độ.

Nhiệt độ môi trường tác động đến thân nhiệt nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,50C. Đặc biệt ở người già hay trẻ em thường nhạy cảm với sự  thay đổi nhiệt độ môi trường hơn so với người trẻ.

Một số thuốc ảnh hưởng khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch.

Thời gian đo thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,50C đến 10C trong ngày. Nhiệt độ thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.

Vị trí đo thân nhiệt: kết quả nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.

 

PHÂN LOẠI NHIỆT KẾ 

Phân loại theo chất liệu

Phân loại theo vị trí

Hình 17.1. Các loại nhiệt kế đặt theo vị trí

Đơn vị đo thân nhiệt

Nhiệt kế độ C (Celcius): thang độ được chia từ  350C đến 410C, mỗi vạch nhỏ là 0,10C.

Nhiệt kế độ F (Fahrenheit): thang độ được chia từ  940F - 1060F, mỗi vạch nhỏ là 0,20F.

 

PHÂN LOẠI SỐT 

Theo độ 

Sốt nhẹ: 37,50C - 380C.

Sốt vừa: >380C - < 390C.

Sốt cao: 390C - 400C.

Sốt quá cao: > 400C.

Theo tính chất 

Sốt cao nguyên: khi biên độ sốt thay đổi rõ rệt, biên độ giữa 2 lần sốt trên 10C. Gặp trong các bệnh nhiễm trùng cấp như viêm phổi.

Sốt liên tục: khi biên độ sốt chênh lệch không đáng kể, thường gặp trong nhiễm trùng huyết 

Sốt hồi qui: các cơn sốt lặp đi lặp lại nhiều lần với biên độ không thay đổi như: sốt do chấy rận, sốt vàng da do Leptospira, sốt rét.

Say nóng: nóng da khô do ảnh hưởng của môi trường, huyết áp giảm, cảm giác khát, vọp bẽ, nhìn kém hoa mắt, lú lẩn, mê sảng. Tình trạng tăng thân nhiệt, không tiết ra mồ hôi do rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt có thể bất tỉnh, tử vong.

Ảnh hưởng của sốt đối với cơ thể 

Sốt có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nếu kéo dài còn ảnh hưởng đến toàn thân.

Tuần hoàn: mạch máu ngoại biên dãn, nhịp tim tăng, tăng vận mạch, mặt môi đỏ.

Hô hấp: nhịp thở tăng.

Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. 

Bài tiết: mất nhiều mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu cô đặc sậm màu.

Thần kinh: gây nhức đầu, dễ kích động, cáu gắt, sốt cao có thể dẫn đến mê sảng, co giật nhất là trẻ em.

Sốt kéo dài làm cơ thể suy kiệt.

 

QUI TRÌNH CHĂM SÓC 

Chỉ định yêu cầu theo dõi nhiệt độ:

Theo dõi  nhiễm trùng, phỏng, vết thương hở.

Tình trạng rối loạn nước, điện giải.

Kết quả xét nghiệm bạch cầu bất thường.

Trước, sau phẫu thuật.

Truyền máu, truyền dịch, trước khi thực hiện các thủ thuật như chọc dịch màng phổi, chọc dich màng tim.

Nhận định 

Hỏi: 

Cảm giác khát, lạnh run không kiểm soát?

Tình trạng đau nhức, sưng, có vết thương, nhiễm trùng?

Tiêu chảy, nôn ói, tiểu nhiều?

Mệt.

Lưu ý tình trạng đói có thể gây hạ thân nhiệt 

Khám:

Đo thân nhiệt: vị trí đo, tính chất thân nhiệt.

Mạch: nhanh hay chậm. 

Nhịp thở: nhanh (sốt) hay thở rối loạn không đều (thân nhiệt thấp).

Huyết áp (HA tăng trong sốt cấp tính, HA giảm khi sốt kéo dài).

Da:      

Màu sắc da: đỏ hay tái. 

Nhiệt độ  da: ấm, nóng, hay lạnh.

Ẩm: khô, ướt.

Đàn hồi da. 

Niêm miệng, môi. 

Tình trạng tri giác giảm, lơ mơ, mê sảng?

Theo dõi kết quả xét nghiệm ion đồ, công thức máu. 

Theo dõi lượng nước xuất nhập. 

 

CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG

Sau khi nhận định điều dưỡng phân tích và phối hợp các dấu hiệu liên quan để đề ra chẩn đoán điều dưỡng.

Thí dụ: 

Người bệnh sốt cao do rối loạn trung khu điều hòa nhiệt do nhiễm trùng cấp, do mất dịch cơ thể.

Người bệnh có thân nhiệt thấp do suy kiệt.

 

CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top