✴️ Viêm âm đạo do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn âm đạo là kết quả của sự mất cân bằng trong số lượng vi khuẩn có lợi và có hại ở âm đạo. Bệnh này làm cho ngứa âm đạo, tiết dịch bất thường, có 1 loại mùi đặc trưng và 1 số dấu hiệu khác.

Cơ thể có khả năng tự loại bỏ các vi khuẩn có hại mà không cần bất kì điều trị gì, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ của những bất thường sức khỏe khác. Vì những nguyên nhân này và bởi vì các triệu chứng thường khá khó chịu, nếu như bạn có các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo thì hãy đi khám bác sĩ.

Chủ đề này sẽ đề cập tới nhiễm khuẩn âm đạo là gì, cũng như nguyên nhân, những biến chứng có thể gặp, những biện pháp chăm sóc tại nhà và các phương pháp điều trị. Bài này cũng sẽ nói về những biện pháp giúp ngăn ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn, làm thế nào để phân biệt viêm âm đạo do vi khuẩn và do vi nấm.

 

Triệu chứng

Nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Có tới khoảng 50-75% phụ nữ nhiễm khuẩn âm đạo mà không có bất kì triệu chứng nào. Nếu như có thì điển hình nhất là liên quan tới việc thay đổi trong tiết dịch âm đạo, chẳng hạn như gia tăng về lượng. Cũng có thể có thêm triệu chứng nóng rát hoặc là ngứa ở vùng âm đạo.

Ở những trường hợp nhiễm khuẩn, dịch tiết có thể:

  • Nhầy, loãng;

  • Có màu xám hoặc trắng;

  • Nặng mùi, khó chịu, thường được mô tả là tanh mùi cá.

Đôi khi bệnh nhân còn có các triệu chứng như đau khi đi tiểu hoặc ngữa bên ngoài âm đạo, nhưng những trường hợp này thường ít gặp.

 

Biến chứng

Viêm âm đạo do vi khuẩn bản thân là 1 bệnh lí không nguy hiểm, tuy nhiên nó làm tăng nguy cơ của những vấn đề sau.

Ảnh hưởng sức khỏe toàn thân

  • Bệnh lây lan qua đường tình dục:

    • Herpes;

    • Nhiễm HPV;

    • Nhiễm Chlamydia;

    • Nhiễm Lậu.

  • Nhiễm HIV, tăng nguy cơ nhiễm HIV lên;

  • Nhiễm trùng sau mổ, chẳng hạn với những trường hợp sẩy thai hoặc sau cắt tử cung.

Biến chứng trong thai kì

Những biến chứng có thể gặp trong thai kì bao gồm:

  • Sanh non;

  • Sẩy thai;

  • Ối vỡ sớm;

  • Viêm nội mạc tử cung sau sanh, là tình trạng viêm đường giữa của tử cung sau khi sanh;

  • Nhiễm trùng ối, là lớp màng bao quanh thai nhi.

Nhiễm trùng ối đặc biệt làm gia tăng nguy cơ sanh non. Nếu như trẻ sơ sinh sống, chúng có nguy cơ cao hơn bị bại não.

Biến chứng lên khả năng sinh sản

Nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm tăng nguy cơ trực tiếp của việc khó thụ thai. Và nó còn làm tăng nguy cơ của các bất thường sức khỏe khác có thể ảnh hưởng lên khả năng sinh sản.

Những biến chứng bao gồm:

  • Vô sinh do yếu tố vòi trứng: đây là dạng vô sinh gây ra bởi tổn thương của vòi trứng, cơ quan có vai trò kết nối giữa buồng trứng với tử cung.

  • Viêm vùng chậu: bệnh lí có liên quan tới nhiễm trùng và viêm của ống sinh dục trên, và có thể biểu hiện ra tình trạng nặng, kể cả vô sinh.

  • Thụ tinh trong ống nghiệm không thành công: nếu bạn đang nhiễm khuẩn âm đạo, bất kì điều trị thụ tinh trong ống nghiệm nào đều bị giảm tỉ lệ thành công.

 

Nguyên nhân

Nhiễm khuẩn âm đạo là kết quả của mất cân bằng trong hệ vi khuẩn có lợi và có hại của âm đạo.

Một sự mất cân bằng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Có bạn tình mới;

  • Có nhiều bạn tình;

  • Thụt rửa;

  • Không sử dụng các biện pháp ngừa thai dạng màn chắn như bao cao su khi quan hệ;

  • Mang thai;

  • Sử dụng kháng sinh.

Nhiễm khuẩn âm đạo thường phát triển sau khi quan hệ tình dục với bạn tình mới. Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải là bệnh lây lan qua đường tình dịch, nhưng nó có thể là tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lí này.

Vai trò của vi khuẩn

Tất cả mọi nơi trong cơ thể đều có vi khuẩn, và chỉ 1 vài trong số đó là gây hại. Các bất thường sức khỏe có thể làm gia tăng nhiều số lượng vi khuẩn có hại lên so với vi khuẩn có lợi.

Hầu hết các vi khuẩn có mặt tại âm đạo là có lợi, nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi những vi khuẩn có hại phát triển nhiều hơn.

Âm đạo có chứa các vi khuẩn được gọi Lactobacilli. Chúng sản xuất acid lactic, đây là yếu tố tạo ra môi trường a xít. Điều này ngăn không cho vi khuẩn có hại phát triển tại đây.

Có nồng độ thấp Lactobacilli có thể làm tăng pH âm đạo. Nếu như pH âm đạo không đủ, các vi khuẩn có hại có thể phát triển và tăng mạnh.

Các chuyên gia vẫn không hiểu được cơ chế chính xác những vi khuẩn có hại tại chỗ gây ra viêm âm đạo như thế nào.

Những yếu tố nguy cơ

Bất kì phụ nữ nào cũng có nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn. Những yếu tố có thể làm tăng tỉ lệ mắc bao gồm:

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, chẳng hạn như chất khử mùi và thụt rửa âm đạo;

  • Sử dụng bồn tắm sủi bọt có mùi;

  • Sử dụng 1 số loại xà phòng thơm;

  • Tăng trong nước có chứa chất khử trùng;

  • Giặt đồ lót với chất tẩy rửa mạnh;

  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình;

  • Có bạn tình mới;

  • Hút thuốc lá.

Một người không thể nhiễm khuẩn âm đạo từ:

  • Tắm hồ bơi;

  • Ngủ trên giường;

  • Bệ nhà vệ sinh (bệ xí).

Nguyên nhân

 

Chăm sóc tại nhà

Một phương pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo là men bổ sung vi sinh. Đây là những vi khuẩn sống có lợi. Thuật ngữ “men vi sinh” cũng để mô tả một số loại men có lợi.

Theo 1 tổng quan năm 2021, nhiều nghiên cứu đã chứng minh men vi sinh có thể giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm khuẩn âm đạo.

Một cố loại men vi sinh có thể làm tăng số lượng Lactobacilli tại âm đạo, giúp hồi phục sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn.

Những men vi sinh này bao gồm:

  • Viên uống chứa Lactobacillus acidophilus;

  • Viên đặt âm đạo Lactobacillus acidophilus;

  • Viên đặt âm đạo chứa L. rhamnosus GR-1;

  • Viên đặt âm đạo chứa L. fermentum RC-14;

Tuy nhiên việc xác định liều lượng, thời gian điều trị và đường dùng hiệu quả nhất vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.

Vì nhiễm khuẩn âm đạo không điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nên nếu như có các triệu chứng nghi ngờ bạn cần đi khám bác sĩ sớm.

 

Điều trị

Nhiễm khuẩn âm đạo có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng có thể tương tự với một số bệnh lí khác, chẳng hạn như nhiễm lậu hoặc nhiễm Trichomonas. Và nhiễm khuẩn âm đạo không điều trị có thể gây ra một số biến chứng đã nêu ở trên, đặc biệt trong thai kì.

Vì những lí do trên, chẩn đoán bởi các bác sĩ là chìa khóa để đảm bảo điều trị được tốt nhất.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ của các biến chứng sau khi cắt tử cung hoặc một số dạng sẩy thai. Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị nhiễm khuẩn âm đạo sau các tình huống trên kể cả khi bạn không có triệu chứng nhiễm khuẩn.

Bạn tình nam không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên viêm âm đạo do vi khuẩn có thể lây truyền từ 1 người nam sang nhiều bạn tình nữ.

Dưới dây là những lựa chọn điều trị của nhiễm khuẩn âm đạo.

Kháng sinh điều trị

Kháng sinh hiệu quả lên tới 90% trường hợp, nhưng tình trạng này thường tái phát trong vài tuần sau đó.

Bên dưới là những kháng sinh các bác sĩ có thể sử dụng để điều trị:

Metronidazole

Đây là kháng sinh được lựa chọn nhiều nhất.

Thường sẽ có các dạng sau:

  • Viên uống: thường uống 2 lần trong 7 ngày. Đây được xem là biện pháp điều trị hiệu quả nhất, đặc biệt là ở bệnh nhân cho con bú hoặc đang mang thai.

  • Viên uống duy nhất: FDA chấp thuận sử dụng Solosec để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Một liều duy nhất được sử dụng để điều trị, bệnh nhân sẽ uống 1 viên chứa 2 gam trong bữa ăn.

  • Gel bôi: bôi 1 lần/ngày trong 5 ngày.

Metronidazole sẽ tương tác bất lợi với cồn. Sự kết hợp có thể gây ra các phản ứng bất lợi chẳng hạn như buồn nôn và nôn ói.

Clindamycin

Clindamycin là lựa chọn kháng sinh thay thể. Nó có thể có hiệu quả nếu như Metronidazole không hiệu quả hoặc tái phát.

Kem chứa Clindamycin là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp bôi âm đạo. Bạn có thể sử dụng mỗi tối trước khi đi ngủ trong 7 ngày.

Thay vào đó, các bác sĩ có thể cho bạn uống trong 7 ngày hoặc viên đặt âm đạo trong 3 ngày.

Viên đặt chứa Clindamycin hoặc kem bôi có thể ảnh hưởng tới latex, chính vì vậy làm giảm hiệu quả của biện pháp ngừa thai sử dụng latex, chẳng hạn như bao cao su.

Tinidazole

Đây là 1 lựa chọn kháng sinh khác để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo nếu như Metronidazole không hiệu quả hoặc tái phát.

Có thể sử dụng liều 2 gam mỗi ngày trong 2 ngày hoặc sử dụng 1 gam mỗi ngày trong 5 ngày.

Bất kì ai sử dụng thuốc này cũng không nên sử dụng rượu bia và sử dụng cùng với thức ăn để giảm những ảnh hưởng liên quan tới tiêu hóa.

Điều trị với những trường hợp tái phát

Tỉ lệ tái phát trong 12 tháng sau điều trị trên 50%.

Nếu nhiễm khuẩn tái phát, các bác sĩ có thể tăng đợt sử dụng metronidazole. Nếu như không có hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng dạng gel. Bạn cũng có thể sử dụng mỗi ngày trong 10 ngày hoặc 2 lần mỗi tuần trong 3-6 tháng.

Vẫn chưa có các đồng thuận về cách tiếp cận tốt nhất, điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn tái phát có thể cần điều trị dài ngày hơn.

 

Viêm âm đạo do vi khuẩn và do vi nấm

Khái niệm viêm âm đạo do vi nấm là nhiễm nấm candida âm đạo.

Nhiễm khuẩn âm đạo khác với nhiễm nấm, thường là do sự phát triển quá mức của nâm candida. Thay vào đó thì nhiễm khuẩn âm đạo là do vi trùng.

Cả 2 tình trạng trên có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau. Nhiễm nấm có thể gây ra:

  • Ngứa rát âm đạo;

  • Tiết dịch bất thường;

  • Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu;

  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.

Nhiễm khuẩn thường tiết dịch lỏng, trắng hoặc xám, có mùi tanh. Nhiễm nấm điển hình gây tiết dịch dạng kem, đặc và không có mùi. Thường tương tự với sữa chua, kem sữa.

Bởi vì nhiễm nấm là vi nấm còn nhiễm khuẩn là vi trùng, chúng cần những điều trị khác nhau. Chính vì vậy mà cần phải được chẩn đoán chính xác nguyên nhân trước khi điều trị các triệu chứng.

 

Chẩn đoán

Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm khuẩn dựa trên các triệu chứng của bạn và qua thăm khám.

Trong quá trình khám, các bác sĩ có thể lấy 1 mẫu nhỏ của dịch tiết âm đạo để làm xét nghiệm. Đồng thời thì việc đánh giá độ pH cũng cấn thiết.

Nếu bạn có quan hệ tình dục và có nguy cơ nhiễm các bệnh lí lây truyền qua đường tình dục, có thể sẽ cần làm thêm 1 vài xét nghiệm khác.

 

Các mẹo giúp phòng ngừa

Không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa nhiễm khuẩn âm đạo, vì nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên một số mẹo sau có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn âm đạo:

  • Sử dụng các biện pháp màng chắn khi quan hệ như bao cao su;

  • Tránh thụt rửa;

  • Không sử dụng bồn tắm bọt có nước hoa;

  • Không sử dụng xà phòng thơm hoặc chất khử mùi âm đạo;

  • Giặt đồ lót bằng chất tẩy rửa nhẹ.

 

Tổng kết

Nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng phổ biến do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại ở âm đạo.

Các chuyên gia không hiểu hết được nguyên nhân của sự mất cân bằng. Nhưng những yếu tố làm tăng nguy cơ chẳng hạn như dung dịch vệ sinh có mùi hương và quan hệ tình dục với bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình.

Không điều trị nhiễm khuẩn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và gây ra các biến chứng, thường liên quan tới thai kì và khả năng sinh sản.

Các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn có thể giống với 1 số tình trạng khác cần có sự điều trị khác biệt. Vì những lí do này nếu như có các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo bạn cần đi khám bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top