Một báo cáo trên Medscape về hành vi của bác sĩ vào năm 2023 cho thấy nhiều bác sĩ đã từng chứng kiến các hành vi kém chuyên nghiệp và mang tính công kích trên mạng xã hội từ đồng nghiệp của họ. Khoảng 7/10 bác sĩ cho rằng việc bác sĩ cư xử bất lịch sự, công kích hay kém chuyên nghiệp trên mạng xã hội là vi phạm đạo đức hành nghề, ngay cả khi những hành vi này không liên quan đến thực hành y khoa1.
Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, các nhân viên y tế nói chung cần phải cẩn trọng với hành vi của mình trên mạng xã hội. Sở dĩ, nhân viên y tế phải cẩn trọng hơn trên mạng xã hội vì những lý tưởng của xã hội về sự hoàn hảo đối với nhân viên y tế, do đó, những lỗi lầm của nhân viên y tế thường có xu hướng bị thổi phồng và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Không những vậy, chúng ta luôn cảm nhận được sự theo dõi các đồng nghiệp, nhân viên và bệnh nhân luôn, ở bệnh viện, phòng khám và cả trên mạng xã hội.
Nhiều bác sĩ đồng ý rằng cần phải xây dựng ranh giới rõ ràng trên mạng xã hội và nhận thức rằng mạng xã hội không phải là chốn thiên đường để sử dụng ngôn ngữ một cách tự do đối với nhân viên y tế. Họ cho rằng cần phải kiềm chế bản thân khi sử dụng mạng xã hội, đồng thời tránh tuyệt đối việc đưa ra tư vấn, khuyến cáo trên mạng xã hội1.
Facebook, X (Tweeter), Tiktok, Instagram, Reddid, LinkedIn vv – có quá nhiều mạng xã hội trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi nền tảng có lợi ích và những bất lợi riêng, đồng thời một nhóm đối tượng người dùng riêng. Do vậy, khi sử dụng cần phải cân nhắc đến đặc điểm của mạng xã hội. Chẳng hạn LinkedIn là nền tảng mạng xã hội tập trung vào sự nghiệp và việc làm, việc chia sẻ những câu chuyện về công việc, kinh nghiệm một cách lịch sự và có đạo đức là hoàn toàn phù hợp trên nền tảng này. X (Tweeter) được nhiều người biết đến như một nền tảng cập nhật thông tin toàn cầu một cách nhanh chóng. Có rất nhiều thông tin mới về đa dạng chủ đề được cập nhật hàng phút, hàng giờ, do vậy, cần tweet và chia sẻ thông tin một cách chọn lọc. Nhiều bác sĩ cho rằng sẽ tốt hơn nếu họ giữ khoảng cách với những thông tin liên quan đến chính trị, tôn giáo và các chủ đề gây tranh cãi1.
Khi thông tin được chia sẻ tràn lan và dễ dàng tiếp cận thì vai trò của tư duy phản biện và cung cấp thông tin chính xác càng trở nên quan trọng. Nhân viên y tế là những người có chuyên môn về Y khoa, do vậy, cần phải tiêu thụ/chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm. Cập nhật thông tin mới, chính xác, chia sẻ các nghiên cứu và bóc trần những tin đồn sai trái và vận động những cuộc trò chuyện có giá trị. Mạng xã hội là nơi giải trí, nhưng cũng rất nguy hiểm, có tác động đến nhận thức của con người, nên cần sử dụng có trách nhiệm.
Một số gợi ý dưới đây có thể hỗ trợ việc sử dụng mạng xã hội phù hợp cho nhân viên y tế:
Trong chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều bác sĩ sử dụng mạng xã hội để chia sẻ kết quả “trước – sau” phẫu thuật. Tuy nhiên, những chia sẻ này thường không trung thực, một số bác sĩ cố tình chỉnh sửa ảnh để thổi phồng sự khác biệt giữa trước và sau khi can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Trên mạng xã hội, người dùng chỉ thường trưng bày những gì đẹp đẽ, do vậy, đâu đó người dùng chỉ thấy được những mặt tốt và hoàn toàn mù tịt thông tin về những biến cố tiềm tàng có thể gặp của thủ thuật. Do vậy, việc chia sẻ “trước – sau” phẫu thuật không thực sự cần thiết, vì nó có thể dắt mũi người dùng và xây dựng những mong đợi sai lầm từ người dùng.
Không thể phủ nhận rằng chúng ta có thể đã bắt gặp những cuộc hội thoại “không có thiện chí” giữa các đồng nghiệp trong ngành trên mạng xã hội. Những cuộc hội thoại này thường dẫn đến những tuyên bố Y khoa vô căn cứ và mang tính cảm xúc, một tuyên bố đơn giản và nhất thời nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể. Nên lưu ý rằng nhiệm vụ của nhân viên y tế chúng ta, ngoài đời thực và cả trên mạng xã hội là học hỏi, tiếp nhận thông tin có chọn lọc và ủng hộ những điều đúng đắn để khẳng định tính chuyên nghiệp và phẩm giá hành nghề của một nhân viên y tế.
Nguồn biên dịch: Docquity