✴️ Độ dày niêm mạc tử cung có ảnh hưởng đến thụ thai không?

Nội dung

1. Niêm mạc tử cung có vai trò gì trong quá trình thụ thai?

Niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung chính là lớp mô bao phủ bề mặt bên trong tử cung. Lớp niêm mạc này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quá trình mang thai ở người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ, niêm mạc tử cung sẽ có sự dày mỏng khác nhau tùy thuộc vào sự tác động của các hormone sinh dục nữ như estrogen và progesterone. Niêm mạc tử cung dày lên chính là dấu hiệu chuẩn bị cho hợp tử đi vào làm tổ và phát triển. 

Nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này không còn tác dụng gì. Chúng sẽ bị hoại tử do sự thay đổi nội tiết tố và được đào thải ra ngoài trong kỳ hành kinh. Nếu quá trình thụ thai được diễn ra, các hormone sẽ thúc đẩy lớp niêm mạc này dày lên để trứng đã thụ tinh làm tổ và  lấy chất dinh dưỡng.

Độ dày niêm mạc tử cung

 Độ dày niêm mạc tử cung ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai

Cấu tạo lớp niêm mạc tử cung này gồm có hai phần chính đó là Lớp đáy và Lớp nông. Lớp đáy chính là lớp nội mạc căn bản, gồm có tế bào biểu mô trụ tuyến và các mô đệm. Lớp đáy không chịu sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt. Lớp nông chính là lớp nội mạc tuyến bên trên, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự biến đổi lượng hormone trong chu kỳ.

Độ dày niêm mạc tử cung

 Niêm mạc tử cung là nơi để thai nhi làm tổ và lấy dinh dưỡng

Lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò là nơi cho thai nhi làm tổ và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai trong giai đoạn đầu. Lượng tế bào chất của các tế bào đệm sẽ tăng lên sau khi trứng rụng, các chất béo, glycogen được tích lũy trong tế bào, các mạch máu cung cấp máu cho nội mạc cũng tăng sinh dồi dào hơn. Tất cả là để chuẩn bị cho một quá trình mang thai an toàn, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi phát triển bình thường.

2. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường?

Độ dày niêm mạc tử cung thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt được chia thành ba giai đoạn với độ dày niêm mạc tử cung tương ứng như sau:

Giai đoạn vừa hết kỳ kinh nguyệt: Lúc này niêm mạc tử cung đang bắt đầu tái tạo lại nên độ dày chỉ khoảng 3 - 4 mm.

Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt, trước thời điểm rụng trứng: Lớp niêm mạc dày lên đáng kể, độ dày khoảng 8 - 12 mm.

Giai đoạn sau khi rụng trứng và sắp đến kỳ hành kinh: Lớp niêm mạc phát triển dày hơn nửa, khoảng 12 - 16 mm. Nếu không có thai nhi đến làm tổ thì lớp niêm mạc này sẽ bị hoại tử và bong ra tạo thành kinh nguyệt.

Độ dày niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung bình thường có độ dày lớn nhất khoảng 12 - 16 mm

3. Độ dày niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến sự thụ thai như thế nào?

Độ dày của niêm mạc tử cung rất đa dạng, có thể lên đến 16mm. Vậy như thế nào là niêm mạc tử cung mỏng, dày? Độ dày, mỏng ảnh hưởng thế nào đến khả năng thụ thai?

3.1. Niêm mạc tử cung quá mỏng

Thông thường niêm mạc tử cung ở thời điểm dày nhất là khoảng 12 - 16mm. Những người có niêm mạc tử cung dày không quá 8mm thì được coi là có niêm mạc tử cung mỏng.

Niêm mạc tử cung là nơi để thai nhi làm tổ và lấy chất dinh dưỡng, nếu như niêm mạc quá mỏng thì có thể sẽ không giữ được thai nhi, đặc biệt là khi thai lớn. Không chỉ vậy, lớp niêm mạc quá mỏng còn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, do thai nhi khó có thể làm tổ trên một lớp niêm mạc quá mỏng như vậy. 

Ngay cả khi thai nhi đã có thể làm tổ trên lớp niêm mạc thì việc có thể giữ lại thai trong suốt quá trình mang thai vẫn được coi là rất khó khăn. Khi thai lớn hơn, khối lượng và kích thước đều sẽ tăng nhanh chóng, một lớp niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ không đủ khả năng để nuôi dưỡng cho thai. Từ đó dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc sảy thai.

Độ dày niêm mạc tử cung

 Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai

3.2. Niêm mạc tử cung quá dày

Lớp niêm mạc tử cung dày trên 20mm được xem là quá dày. Hiện tượng này cũng có ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng niêm mạc tử cung dày quá mức là do lượng estrogen được sản xuất quá nhiều trong cơ thể, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng và quá mức của niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc quá dày cũng có thể làm cản trở quá trình làm tổ của thai nhi.

Khi estrogen bị đẩy lên cao, phụ nữ còn phải đối mặt với những hiện tượng như rong kinh, vô kinh thứ phát hay hội chứng buồng trứng đa nang và rối loạn phóng noãn,... Những hiện tượng bất thường này đều ảnh hưởng và cản trở quá trình thụ thai của phụ nữ.

4. Cách điều trị niêm mạc tử cung, tăng khả năng có con

Tùy từng trường hợp bệnh cảnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị khác nhau cho chị em phụ nữ. 

4.1. Điều trị niêm mạc tử cung mỏng

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nạo phá thai khiến lớp nội mạc tử cung tổn thương, thiếu máu, mô tuyến của niêm mạc tử cung phát triển bên trong cơ thành tử cung,... 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng niêm mạc tử cung mỏng quá mức. Trong khi khám bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân mà đưa ra phác đồ điều trị sao cho hợp lý nhất.

Độ dày niêm mạc tử cung

 Niêm mạc tử cung dày thường xảy ra ở những phụ nữ béo phì, người mắc bệnh buồng trứng đa nang

4.2. Điều trị niêm mạc tử cung dày

Hiện tượng niêm mạc tử cung quá dày thường xảy ra ở những phụ nữ béo phì, người mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc sử dụng các loại thuốc chứa estrogen mà không kèm theo progesterone.

Với trường hợp niêm mạc tử cung quá dày, thông thường bác sĩ sẽ điều trị bằng cách tái thiết lại sự cân bằng các hormone trong cơ thể, từ đó khiến độ dày niêm mạc tử cung trở lại bình thường, nâng cao khả năng thụ thai cho nữ giới.

Sức khỏe sinh sản là một vấn đề rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt hay lo lắng về khả năng mang thai, phụ nữ nên đi khám ngay tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thờ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top