✴️ Viêm cổ tử cung

Nội dung

Viêm cổ tử cung cấp tính thường do nhiễm trùng; viêm cổ tử cung mạn tính thường không do nhiễm trùng. Viêm cổ tử cung có thể lan lên trên và gây viêm nội mạc tử cung và viêm vùng chậu

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm cổ tử cung là Chlamydia trachomatis, tiếp theo là Neisseria gonorrhea. Các nguyên nhân khác bao gồm virus herpes simplex (HSV), Trichomonas vaginalis, và Mycoplasma genitalium. Thông thường, không xác định được tác nhân gây bệnh. Cổ tử cung cũng có thể bị viêm như một phần của viêm âm đạo

Các nguyên nhân không gây nhiễm trùng cổ tử cung nhưng có gây viêm bao gồm các thủ thuật phụ khoa, các dị vật (ví dụ như vòng nâng âm đạo, màng ngăn ngừa thai), hóa chất (ví dụ như trong sữa tắm hoặc kem ngừa thai) và các chất gây dị ứng (ví dụ cao su).

Triệu chứng và Dấu hiệu

Viêm cổ tử cung có thể không gây triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất là khí hư âm đạo và chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số phụ nữ có đau khi quan hệ, kích thích âm hộ và/hoặc âm đạo, và/hoặc khó tiểu.

Các phát hiện khi khám có thể bao gồm khí hư mủ hoặc nhày mủ, cổ tử cung dễ loét (chảy máu sau khi chạm tăm bông vào cổ tử cung) cổ tử cung đỏ và phù nề.

Chẩn đoán

  • Các dấu hiệu lâm sàng

  • Xét nghiệm viêm âm đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Viêm cổ tử cung được chẩn đoán nếu phụ nữ có chảy dịch cổ tử cung (có mủ hoặc nhầy mủ) hoặc cổ tử cung dễ tổn thương.

Các phát hiện gợi ý nguyên nhân cụ thể để hướng đến nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Sốt: Nhiễm trùng vùng chậu hoặc nhiễm virus herpes

  • Căng tức khi chuyển động cổ tử cung: Có thể là viêm vùng chậu

  • Mụn nước, đau âm hộ hoặc âm đạo, và/hoặc loét: nhiễm trùng Virus herpes

  • Đốm xuất huyết (vết đốm dâu): Trichomoniasis

Điều trị

Điều trị bao gồm:

  • Thường điều trị theo kinh nghiệm trong nhiễm trùng chlamydia và lậu

  • Nhiễm Chlamydia: Azithromycin 1 g uống một lần hoặc với Doxycycline 100 mg uống hai lần/ngày trong 7 ngày

  • Bệnh lậu: Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp một lần phối hợp với azithromycin 1 g uống một lần (do tính kháng của N. gonorrhoeae với cephalosporin)

Một khi nguyên nhân hoặc nguyên nhân được xác định dựa trên kết quả của xét nghiệm vi sinh, điều trị tiếp theo sẽ được điều chỉnh tương ứng.

Nếu nguyên nhân là vi khuẩn lây qua đường tình dục , bạn tình nên được xét nghiệm và điều trị đồng thời. Phụ nữ nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi nhiễm trùng của mình và bạn tình của họ đã được điều trị khỏi.

Tất cả những phụ nữ đã được khẳng định nhiễm Chlamydia hoặc lậu nên được kiểm tra từ 3 đến 6 tháng sau khi điều trị vì tái phát thường gặp.

Xem thêm: Các bệnh lây qua đường tình dục

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top