✴️ Xương mu là gì? Xương mu nằm ở đâu?

Xương mu là gì và xương mu nằm ở đâu là những câu hỏi thuộc về giải phẫu cơ thể người, cụ thể là ở nữ giới. Đây là một phần khá nhạy cảm ở cơ thể chị em và cũng có thể bị đau khi mang thai.

 

Xương mu là gì và nằm ở đâu?

Xương mu là gì? Xương mu là phần nhô cao bên ngoài bộ phận sinh dục nữ. Nằm trên xương mu là phần tích tụ của mô mỡ dưới da.

Độ cao của xương mu ở nữ phụ thuộc độ dày mô mỡ dưới da. Sự phát triển của xương mu liên quan sự phát triển trong tuổi dậy thì. Đây cũng là khu vực có số lượng lớn các kết nối thần kinh nên chị em có thể cảm nhận được những kích thích do bên ngoài tác động vào.

Xương mu là vị trí nhạy cảm nên rất dễ bị đau khi mang thai

Xương mu là gì? Đây là vị trí nhạy cảm nên rất dễ bị đau khi mang thai

 

Đau xương mu khi mang thai

Giống như đau xương chậu khi mang thai, đau xương mu cũng khá phổ biến thường gặp ở cuối thai kỳ và mất dần sau sinh.

Đau xương mu khi mang thai không gây nguy hiểm tới thai nhi nhưng khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt.

Lý do gây đau xương mu khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đau xương mu khi mang thai.

Lượng hormone progesterone tăng đột biến:

Lượng hormone này thường tăng cao vào tháng 5-6 trong thai kỳ. Hormone này sinh ra để giúp cho hệ cơ phần dưới của bà bầu giãn ra chuẩn bị cho việc sinh em bé. Tuy nhiên việc giãn nở quá mức này khiến khớp xương ở vùng chậu bị giảm sút và gây đau nhức ở xương chậu, xương mu.

Đau xương mu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ảnh hưởng tới sức khỏe chị em

Đau xương mu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ảnh hưởng tới sức khỏe chị em

 

Rối loạn hệ tuần hoàn

Để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh thì hệ tuần hoàn trong cơ thể người mẹ phải hoạt động liên tục. Điều này khiến cho cơ quan tuần hoàn gặp phải một số vấn đề như phù nề dẫn tới đau xương mu vùng kín.

Sự phát triển lớn của thai nhi

Ở những tháng cuối, thai nhi phát triển to, trọng lượng thai lớn khiến cho xương mu phải gánh chịu áp lực lớn nên thường xuyên bị đau nhức.

Thai đổi vị trí của thai

Vào những tháng cuối, thai nhi di chuyển dần xuống dưới gần âm đạo khiến cho xương mu bị áp lực đè nén. Thai nhi quay đầu cũng gây ảnh hưởng tới xương mu.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau xương mu khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai không gây nguy hiểm tới sự phát triển của thai nhi những sẽ tác động tới sức khỏe của mẹ bầu. Mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, gặp khó khăn khi vận động, đi lại.

Nghỉ ngơi hợp lý và sinh hoạt khoa học giúp giảm đau xương mu hiệu quả

Nghỉ ngơi hợp lý và sinh hoạt khoa học giúp giảm đau xương mu hiệu quả

 

Để giảm cảm giác đau khó chịu khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Áp dụng các bài tập thể dục thể thao phù hợp giúp xương chắc khỏe

Đeo đai bụng bầu để giảm áp lực lên xương mu, giảm đau hiệu quả

Giữ tư thế đúng khi mang thai, hạn chế đứng quá nhiều, cần thả lỏng vai, chân mở nhỏ. Khi ngồi nên tựa lưng vào ghế và kê thêm gối tựa.

Tránh những đôi giày cao gót vì có thể khiến mẹ bầu bị té ngã, ảnh hưởng tới thai nhi

Chú ý ăn uống đầy đủ và đủ chất để tăng cường vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Cách phòng ngừa đau xương mu khi mang thai

Không phải trường hợp mẹ bầu nào cũng bị đau xương mu khi mang thai. Tuy nhiên mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh này như:

Thường xuyên vận động thể dục thể thao. Trước khi mang bầu mẹ nên tập luyện để có cơ thể khỏe mạnh. Trong thời gian mang thai nên chú ý tới cường độ vận động để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên nên vận động với những động tác có lực nhẹ nhàng, vừa phải, tránh vận động quá mạnh, quá mức.

Chú ý ăn uống: mẹ nên bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin, canxi trong chế độ ăn hàng ngày để xương chắc khỏe, dẻo dai

Chú ý nghỉ ngơi: mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ đều đặn để nắm được sự phát triển và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top