– Thừa cân, béo phì: Những người béo phì thường có lượng mỡ tích trữ trong cơ thể khá lớn, điều này có thể làm tăng estrogen trong máu, mất cân bằng nội tiết và tác động đến kinh nguyệt, khiến cho lượng nội mạc tử cung tăng lên theo.
– Thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt: Chu kì kinh nguyệt không ổn định có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh viêm nhiễm “vùng kín”, góp phần làm cho máu kinh chảy ngược trở lại và gây ra lạc nội mạc tử cung.
– Ít vận động: Những người ít vận động là những người có xu hướng tích tụ nhiều chất béo trong nhiều, do đó, nhóm đối tượng này có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao gấp 2 lần so với những người thường xuyên vận động thể chất.
– Tiền sử gia đình mắc bệnh: Lạc nội mạc tử cung là bệnh có theo gen di truyền.
– Lạc nội mạc ở vết mổ thành bụng sau lấy thai, phẫu thuật tử cung.
– Lạc nội mạc ngoài cơ tử cung (Endometriosis) là sự hiện diện của tuyến nội mạc tử cung và mô đệm có đủ chức năng bên ngoài buồng tử cung và cơ tử cung.
– Những vị trí thường gặp là buồng trứng > vòi trứng > túi cùng > dây chằng rộng > trực tràng > bàng quang > sẹo mổ.
– Những mảng nội mạc này có đáp ứng với tình trạng thay đổi của nội tiết, sẽ xuất huyết vào thời điểm kinh nguyệt, tạo phản ứng viêm tại chỗ gây hiện tượng dính, có thể gây hiện tượng đau và hậu quả hiếm muộn.
– Những nốt lạc nội mạc nhỏ thường không chẩn đoán được trên siêu âm. Những khối lớn và khu trú thường có giới hạn rõ, bờ khá dày, bên trong chứa dịch lỏng hoặc màu nâu đen, đôi khi có cặn lắng hoặc những đám máu cục.
– Phân loại:
+ Lạc nội mạc buồng trứng
+ Lạc nội mạc nông
+ Lạc nội mạc sâu
– Mảnh nội mạc phát triển trên bề mặt buồng trứng, sau mỗi chu kỳ kinh máu chảy sẽ tích tụ dần tạo thành cấu trúc dạng nang (Endometrioma / Chocolate cyst).
– Hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.
– Kích thước 2-5cm.
– Các mảnh nội mạc nằm rải rác trên bề mặt phúc mạc, buồng trứng, dây chằng vùng chậu với độ sâu < 5mm.
– Thường được chẩn đoán khi phẫu thuật.
– Lạc nội mạc bàng quang
– Lạc nội mạc niệu quản
– Lạc nội mạc ống tiêu hóa
– Lạc nội mạc thành bụng
– Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis) là sự hiện diện của tế bào nội mạc tử cung trong cơ tử cung do phá vỡ ranh giới giữa lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung (vùng chuyển tiếp), từ đó dẫn đến sự xâm nhập của nội mạc tử cung vào trong lớp cơ tử cung.
– Rối loạn chức năng cơ xung quanh => tăng sản cơ trơn liền kề các tuyến nội mạc lạc chỗ => tăng co thắt tử cung kỳ kinh nguyệt => chảy máu tử cung bất thường, rong kinh.
– Phân loại:
+ Khu trú (Focal)
+ Lan tỏa (Diffuse)
+ Dạng nang (Cystic Adenomyosis / Adenomyoma)